Dàn ý
Phân tích nhân vật nghệ sĩ Phùng
* Giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
* Giới thiệu về nghệ sĩ Phùng và câu chuyện của anh
a. Người nghệ sĩ tài hoa, nhạy cảm trước cái đẹp:
- Là người nghệ sĩ có tài:
- Là người nghệ sĩ có trách nhiệm:
- Là người nghệ sĩ nhạy cảm trước cái đẹp:
b. Người nghệ sĩ có tấm lòng với cuộc đời và con người:
c. Người nghệ sĩ luôn trăn trở với thiên chức nghề nghiệp của mình:
- Nhận thức qua hai phát hiện ban đầu:
+ Phát hiện về cái đẹp, cái thiện.
+ Phát hiện về cái xấu, cái ác đằng sau cái đẹp, cái thiện.
=> Chiếc thuyền ngoài xa chính là hình ảnh cuộc đời khi nhìn ở tầm xa, khi quan sát với cái nhìn hời hợt ⟶ Cần nhìn nhận con người, sự việc thấu đáo, toàn diện.
=> Phê phán vị trưởng phòng ⟶ phê phán những quan điểm nghệ thuật đang tồn tại nhan nhản trong thời kì trước đổi mới ⟶ người nghệ sĩ phải thay đổi, trước hết là thay đổi tư tưởng.
- Nhận thức qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài: Cuộc đời và con người rất phức tạp ⟶ Đòi hỏi người nghệ sĩ phải dấn thân, phỉa dùng cái tâm của mình để cảm nhận, khám phá mới thấu hiểu hết được.
- Nhận thức mới khi đứng trước tấm ảnh của chiếc thuyền ngoài xa: Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, không được xa rời cuộc sống và phải quay trở về để phục vụ cuộc sống.
Nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm
* Phân tích nhân vật Vũ Như Tô
- Nhà kiến trúc sư tài ba có khát vọng lớn lao.
- Một người nghệ sĩ sai lầm trong suy nghĩ và hành động.
* Điểm tương đồng và khác biệt:
- Tương đồng:
+ Đều là người nghệ sĩ tài hoa và trăn trở với nghề nghiệp
+ Đều mang trong mình những khát vọng về nghệ thuật nhưng (ban đầu) chưa có những nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
- Khác nhau:
+ Nghệ sĩ Phùng sau cùng đã nhận thức ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
+ Vũ Như Tô kết thúc mọi thứ với bi kịch của mình và của chính nghệ thuật mà mình theo đuổi.Đến khi chết, Vũ Như Tô vẫn không nhận ra chân lí, mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và cuộc đời.
* Phẩm chất cần có của người nghệ sĩ:
- Người nghệ sĩ phải là người tài hoa và biết theo đuổi để cống hiến cái tài của mình cho cuộc đời.
- Người nghệ sĩ cần đưa nghệ thuật của mình về cuộc đời, cần cúi xuống để nếm vị mặn của cuộc đời. Những tác phẩm được sinh ra như vậy mới thực sự có giá trị.
Bài mẫu
Nghệ thuật luôn xuất phát từ cái nhìn chân chính. Khi nói đến nghệ thuật, ta không thể không nhắc đến cuộc sống vì hai yếu tố này luôn liên kết với nhau. Hai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Minh Châu, dù viết ở hai thời kỳ khác nhau, nhưng đều chia sẻ quan niệm về nghệ thuật.
Quan niệm này được thể hiện qua hai nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa và Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Hai nhà văn đã tạo ra hai nhân vật đồng điệu và sắc sảo, khai thác sâu vào tâm hồn con người và nâng cao giá trị của họ.
Trước hết, Nguyễn Minh Châu, một trong những nhà văn tiên phong trong văn học đổi mới, đã tạo ra nhân vật Phùng. Phùng là một nhiếp ảnh gia, trong quá trình làm việc, anh đã hiểu được sự đối lập giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa vẻ đẹp và những khó khăn của đời thường.
Tiếp theo là Nguyễn Huy Tưởng, tác giả của Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, qua nhân vật Vũ Như Tô đã phản ánh mối quan hệ sâu sắc giữa nghệ thuật và cuộc sống. Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài, đã phải trả giá đắt cho sự đam mê nghệ thuật của mình khi không nhận ra giá trị thực sự của cuộc sống.
Cả hai tác phẩm này đều nói lên điều rằng nghệ thuật phải phục vụ cho cuộc sống và không được xa rời thực tế. Nếu không, nó sẽ chỉ mang lại bi kịch và cái nhìn phiến diện về cuộc sống. Điều này đòi hỏi người nghệ sĩ phải hiểu biết, tìm hiểu sâu sắc về cuộc sống, và đó mới là nghệ thuật chân chính.