Biên soạn báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội trên các trang 142-148, vẫn ngắn nhưng đầy đủ theo sách Ngữ văn lớp 11, giúp học sinh dễ dàng soạn văn 11 hơn.
Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội - Ngắn gọn nhất Kết nối tri thức
Ở lớp 10, bạn đã thực hành viết báo cáo nghiên cứu, bước đầu rèn luyện kĩ năng trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề mà bạn quan tâm. Trong phần thực hành viết của Bài 5 này, bạn sẽ chọn một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội để viết báo cáo nghiên cứu nhằm phát triển kĩ năng sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; kĩ năng trích dẫn, ghi cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
* Yêu cầu
- Nêu đề tài nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo.
- Trình bày kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng tỏ, thông tin chính xác.
- Thực hiện các thao tác cơ bản của nghiên cứu, sử dụng nguồn tham khảo đáng tin cậy.
- Sử dụng trích dẫn, chú thích, tài liệu tham khảo và các phương tiện hỗ trợ thích hợp, minh bạch trong việc thừa nhận kết quả nghiên cứu đã có.
* Phân tích bài viết tham khảo
Giao thoa và biến đổi văn hóa - nhìn từ kiến trúc
Rồng biến thành kiến trúc Điện Kính Thiên
1. Đặt vấn đề
Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu: Giao thoa và biến đổi văn hóa - nhìn từ kiến trúc rồng biến thành kiến trúc Điện Kính Thiên.
2. Giải quyết vấn đề
- Trình bày kết quả nghiên cứu
- Sử dụng hình ảnh minh họa cho văn bản
- Tập hợp thông tin từ nhiều nguồn
- Phân tích và đánh giá thông tin
3. Kết luận
Xác nhận quan điểm của tác giả
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 146 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đề tài của báo cáo nghiên cứu là gì? Tác giả đã tiếp cận đề tài từ góc độ nào?
Trả lời:
- Đề tài: Nghiên cứu về kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên.
- Góc độ tiếp cận: từ góc độ công năng đến kiểu dáng.
Câu 2 (trang 146 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Để triển khai báo cáo, những luận điểm chính nào đã được tác giả sử dụng?
Trả lời:
Những luận điểm đã sử dụng:
- Công năng của kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên
- Nguồn gốc tên gọi
- Hình dáng con rồng của kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên
- Nguồn gốc và công dụng của Long bệ thạch. Ứng dụng của nó vào Việt Nam.
Câu 3 (trang 146 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Các thông tin tác giả cung cấp trong bài viết đến từ nguồn nào? Bạn có nhận xét gì về độ chính xác, tin cậy, khách quan của các thông tin?
Trả lời:
- Các thông tin tác giả cung cấp trong bài viết đến từ các nguồn:
+ Luận án tiến sĩ: Các nguồn sử liệu về quy mô và cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê.
+ Tạp chí văn hóa học: Từ góc nhìn tứ linh khám phá tâm thức văn hóa rồng của người Việt và người Hán.
+ Sách: Hoàng thành Thăng Long.
- Những thông tin này có độ chính xác cao, có tính tin cậy và khách quan.
Câu 4 (trang 146 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tài liệu tham khảo có những thông tin gì và được sắp xếp theo trật tự nào?
Trả lời:
- Tài liệu tham khảo chứa những thông tin: Tác giả, năm công bố, tên tác phẩm, tên tạp chí, luận án hoặc tên sách, lần xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập, số, các số trang.
- Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo trật tự: ABC họ tên tác giả của tài liệu.
* Thực hành viết
1. Chuẩn bị viết
Lựa chơi chơi xổ số tài
Đề tài của báo cáo kết quả nghiên cứu có thể là một vấn đề xã hội như một sự kiện văn hóa – lịch sử, một vấn đề khoa học – nghệ thuật, một hiện tượng tâm lí, cũng có thể là một vấn đề tự nhiên như môi trường, khí hậu, tài nguyên,… Để lựa chọn được đề tài nghiên cứu, trước tiên bạn cần xác định phạm vi vấn đề mà mình thực sự quan tâm, hứng thú, sau đó, lựa chọn một góc độ tiếp cận phù hợp với vấn đề, có thể là từ góc độ lịch sử, địa lí, khoa học hay nghệ thuật, hoặc liên ngành – kết hợp nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Từ mỗi góc độ tiếp cận, hãy đặt ra những câu hỏi nghiên cứu và chọn một câu hỏi mà bạn hứng thú nhất và viết một nhận định về mục tiêu nghiên cứu của mình. Ví dụ, khi đọc văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, bạn muốn tìm hiểu thêm về kinh thành Thăng Long thời Hậu Lê, có thể tham khảo sơ đồ gợi ý sau:
Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin
Mỗi nguồn tài liệu mang đến những loại thông tin đặc trưng phù hợp với từng chủ đề. Từ điển bách khoa cung cấp cái nhìn tổng quan, trong khi tài liệu tham khảo chuyên môn mang lại những thông tin chi tiết. Ghi chép phỏng vấn, diễn văn giúp hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa, khoa học. Báo và tạp chí cập nhật tin tức mới nhất về các chủ đề quan trọng.
Quảng cáo cung cấp thông tin về kinh tế, văn hóa đại chúng. Hình ảnh, video clip, tư liệu bảo tàng cho thấy chi tiết về các vấn đề. Trước khi tìm kiếm thông tin, hãy chọn nguồn tư liệu phù hợp nhất với nghiên cứu của bạn.
Có hai loại tài liệu: gốc và phái sinh. Tài liệu gốc là những tài liệu từ người trực tiếp tham gia, như thư từ, nhật kí, diễn văn. Tài liệu phái sinh là tài liệu từ những người không trực tiếp tham gia, như tiểu sử, từ điển bách khoa.
Sau khi thu thập thông tin, hãy lưu trữ chúng một cách hệ thống. Tóm tắt và trích dẫn là hai cách phổ biến để lưu trữ thông tin.
2. Lập kế hoạch
Sau khi nắm vững vấn đề, hãy xây dựng đề cương nghiên cứu theo hướng dẫn đã học để phác thảo kế hoạch chi tiết cho đề tài.
3. Viết bài
- Trong quá trình viết báo cáo nghiên cứu, bạn cần tuân thủ các quy định về cách trình bày một báo cáo nghiên cứu (tham khảo hướng dẫn viết báo cáo nghiên cứu trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một, trang 118).
- Lưu ý rằng, bài viết phải thể hiện rõ các bước cơ bản của quá trình nghiên cứu; bao gồm việc trích dẫn, ghi chú, tham khảo và sử dụng các tài liệu và công cụ hỗ trợ phù hợp.
Tài liệu tham khảo
Trình bày báo cáo về kiến trúc
Hoàng Thành Thăng Long
Kiến trúc của kinh thành, cố đô ở Việt Nam luôn mang đậm nét đẹp và bản sắc văn hóa riêng, phản ánh lịch sử và truyền thống của dân tộc. Bên cạnh kiến trúc của Cố đô Huế, kinh thành Thăng Long - Hà Nội cũng là biểu tượng lịch sử quan trọng của Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã chuyển đô từ Hoa Lư sang Đại La và xây dựng kinh thành Thăng Long. Từ đó, hàng loạt các công trình quan trọng như Điện Kính Thiên đã được xây dựng, đánh dấu sự phồn thịnh của thành Thăng Long trong lịch sử. Thời kỳ Hậu Lê, Thăng Long vẫn giữ vai trò quan trọng trong chính trị và kinh tế của đất nước.
Về vị trí, kinh thành Thăng Long đặt ở phía Bắc Việt Nam và đã trải qua sự thu hẹp qua các triều đại. Trong thời kỳ Hậu Lê, ít chùa tháp mới được xây dựng, chủ yếu là sửa chữa. Thay vào đó, nhiều phủ đệ mới của quý tộc, quan lại trung ương được xây dựng, tạo nên hình ảnh uy nghiêm của kinh thành Thăng Long.
Về kiến trúc, qua thời gian và biến cố lịch sử, Thăng Long đã trải qua nhiều sự thay đổi, biến dạng, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều di tích trên mặt đất và dưới lòng đất, bao gồm các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật,... Tạo thành một hệ thống di tích quan trọng trong hệ thống di tích đô thị của Việt Nam. Hiện nay, trong khu vực trung tâm Thành cổ Thăng Long - Hà Nội vẫn còn tồn tại 5 điểm di tích quan trọng phân bố theo trục Bắc – Nam, còn được gọi là “Trục chính tâm”, “Trục ngự đạo”.
Kinh thành Thăng Long từ thời Lý được xây dựng theo cấu trúc ba vòng thành, gọi là “tam trùng thành quách”. Cấu trúc này bao gồm vòng thành ngoài là La thành hay Đại La thành, vòng thành giữa là Hoàng thành và vòng thành trong cùng là Cấm thành. Cấm thành từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18 gần như không thay đổi và hiện vẫn bảo tồn hai vật chuẩn rất quan trọng.
Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), trong sách Đại Việt địa dư chí toàn biên, mô tả khá rõ ràng về Hoàng thành Thăng Long thời Lê.
Để giúp thế hệ sau và bạn bè quốc tế hiểu thêm về lịch sử Việt Nam và Hoàng thành Thăng Long, đã tổ chức thành công đêm tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”. Đây không chỉ là một sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch mà còn là cách để thế hệ sau tôn vinh, tự hào về lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Trải qua lịch sử, chiến tranh, thuộc địa… Kinh thành Thăng Long vẫn tồn tại như một minh chứng cho sự sống còn của lịch sử, của một thời kỳ huy hoàng của dân tộc. Chúng ta, thế hệ con cháu, phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của Hoàng thành để truyền lại cho thế hệ tương lai và bạn bè quốc tế.
Dưới đây là một số nguồn tham khảo để bạn hoàn thiện báo cáo của mình.
1. TTXVN (2010), Thăng Long thời Lê, thời Mạc-Lê, Trung Hưng (1428-1788), Ban Tuyên giáo Trung ương.
2. Sở Du lịch Hà Nội (2020), Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Cổng thông tin điện tử Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội.
3. Quang Dương (2018), Hoàng thành Thăng Long – Dấu ấn văn hóa, kiến trúc độc đáo, Báo Xây dựng.
Dưới đây là phần trình bày báo cáo của tôi, xin cảm ơn sự quan tâm của quý thầy cô và các bạn.
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
Tự kiểm tra lại báo cáo của mình dựa trên các tiêu chí sau:
- Bố cục phù hợp với một báo cáo nghiên cứu, gồm các phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo.
- Các nguồn tham khảo được xác định rõ ràng, đáng tin cậy.
- Các luận điểm được chứng minh mạch lạc, logic.
- Bài viết tuân thủ các quy định về chính tả; không mắc lỗi ngữ pháp, từ vựng.