Với bài soạn Con mối và con kiến trang 8, 9, 10 trong sách Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức, học sinh sẽ dễ dàng trả lời các câu hỏi liên quan và soạn văn 7 một cách thuận tiện.
Soạn bài Con mối và con kiến (trang 8, 9, 10) - Kết nối tri thức
* Trước khi đọc
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Theo dõi (trang 8 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả?
- Mối lườm kiến khi nhìn thấy kiến làm việc chăm chỉ.
2. Theo dõi (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Kiến đánh giá thế nào về cách sống của mối?
- Kiến chỉ trích lối sống của mối.
3. Theo dõi (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào?
- Mối không chăm sóc vùng đất, không cải tạo nơi ở nên rồi một ngày nhà mối đổ sập.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Con mối và con kiến
Cuộc trò chuyện giữa kiến và mối trong câu chuyện này là biểu tượng cho sự đối lập giữa hai cách sống của con người trong xã hội hiện đại. Câu chuyện nhấn mạnh rằng chỉ có thông qua sự chăm chỉ và cần cù làm việc, cuộc sống mới có thể trở nên ấm áp và bền vững.
Gợi ý trả lời sau khi đọc:
Câu 6 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
|
Quan niệm sống |
Biểu hiện |
Mối |
Không muốn lao động, sợ vất vả |
- Ngồi ở trong nhà nhìn ra ngoài. - Ngồi tựa lưng trên chiếc ghế chéo, bên chiếc bàn tròn. - Lười vận động nên cơ thể béo mập và chậm chạp. - Nói với kiến: Tội tình gi lao khổ lắm thay! |
Chỉ biết hưởng thụ trước mắt, chỉ nghĩ đến bản thân (nền tầm nhìn thiển cận). |
- Ăn no béo trục béo tròn. - Chỉ biết an hưởng nhà cao cửa rộng, của nả đầy tủ, đầy hòm. - Không nhận ra rằng chỉ biết sống hưởng thụ mà không lao động thì cuộc sống tốt đẹp sẽ chẳng thể được bền lâu. |
|
Kiến |
Không ngại vất vả, chăm chỉ lao động |
- Sẵn sàng ra ngoài làm việc, dù vất vả, khiến cơ thể gầy gò. - Ý thức: Hễ có làm thì mới có ăn. |
Biết lo xa, biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người (nên biết nhìn xa trông rộng) |
- Vì nhận thức Sinh tồn là cuộc khó khăn nên chủ động lo xa, chuẩn bị cho tương lai lâu dài, bền vững. - Quan tâm đến trên địa cầu muôn loại (muôn loài trên địa cầu). - Ý thức: Vì đàn vì tổ, vun thu xử sở. |
Câu 7 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Người kể chuyện có thiện cảm đối với kiến.
- Mối được mô tả như một sinh vật vô trách nhiệm, lười biếng, chỉ biết ăn uống thỏa thích mà không làm gì hơn, trong khi kiến mặc dù gầy gò nhưng luôn cố gắng làm việc chăm chỉ, quan tâm đến mọi người, và hướng tới một tương lai ổn định...
Câu 8 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Đẽo cày giữa đường |
Ếch ngồi đáy giếng |
Con mối và con kiến |
“dễ nghe người là dại” (không có sự suy xét, đánh giá đúng sai, không tìm hiểu thực tế mà chỉ nghe và tin một cách mù quáng), cần cẩn trọng trước khi làm một việc gì đó... |
cần rèn cho mình đức tính kiên trì (kiên tâm), chịu khó học hỏi, mở rộng hiểu biết, không được tự mãn với những điều mình đã biết,... |
quan niệm sống chỉ biết nghĩ cho bản thân, chỉ biết sống hưởng thụ mà không lao động thì cuộc sống tốt đẹp sẽ chẳng thể được bền lâu |
Đều là những kinh nghiệm quý báu, những đạo lí làm người đứng đắn mà mỗi cá nhân cần học hỏi khi sống trong xã hội. |
* Kết nối với nội dung đọc
Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”.
Gợi ý:
- Về nội dung: Trình bày một cách đầy đủ có liên quan trực tiếp đến thành ngữ “đẽo cày giữa đường”.
- Về hình thức: Đoạn văn phải đủ số câu theo yêu cầu, đúng ngữ pháp, tập trung vào chủ đề, đảm bảo sự liền mạch, tránh các lỗi về chính tả và từ ngữ. Trong đoạn phải xuất hiện thành ngữ “đẽo cày giữa đường”.
Đoạn văn tham khảo:
“Đẽo cày giữa đường” là một câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc, nêu bật sự quan trọng của việc giữ vững quan điểm và kiên nhẫn trong cuộc sống. Trong câu chuyện, một người thợ mộc bỏ ra số tiền lớn để mua gỗ làm cày, nhưng do quá nghe theo ý kiến của người khác mà cày cuối cùng không thể bán được, dẫn đến thất bại lớn. Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, nhưng đồng thời cũng cần giữ vững lập trường riêng và kiên định theo đuổi mục tiêu của mình, tránh xa những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài.