Hướng dẫn soạn bài Con Rồng cháu Tiên, phiên bản ngắn 1
I. Phân tích văn bản
Câu 1:
- Những chi tiết thể hiện nguồn gốc và hình dạng cao quý của Lạc Long Quân, Âu Cơ là:
- Nguồn gốc: Lạc Long Quân là vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ đến từ phương Bắc, thuộc Thần Nông
- Ngoại hình: Lạc Long Quân có thân mình rồng, thường sống dưới nước, sức khoẻ vô địch, và phép lạ; Âu Cơ là nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần nhiều người biết đến
Câu 2:
- Việc gặp gỡ và nên duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ là mối lương duyên tốt đẹp, trời đất cùng hoà thuận.
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng kỳ lạ và đẻ ra một trăm người con đẹp tựa thần tiên.
- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia năm mươi con xuống biển với cha, năm mươi con lên núi với mẹ. Chia con như vậy để có thể cai trị từng lãnh thổ khác nhau
--> Như thế, từ truyền thuyết trên, người Việt là con của Rồng, cháu của Tiên.
Câu 3:
- Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo là chi tiết được người viết dựng lên, có tính hoang đường, lạ thường.
- Trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, sử dụng chi tiết kỳ ảo là công cụ lý giải nguồn gốc người Việt xưa một cách ly kỳ, cao quý hơn nữa, còn cho thấy niềm tự hào tột bậc của con cháu Lạc Hồng vào nguồn gốc và ý chí đoàn kết dân tộc Việt hôm nay
Câu 4:
- Truyền thuyết mang ý nghĩa và sức sống lâu bền trong tâm khảm người Việt.
- Tinh thần đoàn kết và ý chí dân tộc được đề cao, nhấm mạnh sức mạnh tình yêu thương đùm bọc của nhân dân trong thời bình
- Nguồn gốc dân tộc là lòng tự hào và tôn quý nhất
II. Luyện tập
Câu 1:
- Truyện: Đẻ đất đẻ nước, quả bầu tiên, …
- Chúng cùng có chung một chủ đề lý giải và đề cao tình đoàn kết của các dân tộc.
"""""HẾT BÀI 1""""""
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Con Rồng cháu Tiên bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy và cùng với phần Soạn bài Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt để học tốt Ngữ Văn 6 hơn.
Soạn bài Con Rồng cháu Tiên, ngắn 2
* Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 8 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Những chi tiết thể hiện tính kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
- Nguồn gốc:
+ Lạc Long Quân: là con trai của thần Long Nữ, mình rồng, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ
- Âu Cơ: Dòng dõi Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần
⇒ Lạc Long Quân và Âu Cơ thuộc dòng dõi tiên rồng cao quý.
Câu 2 (trang 8 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có điểm kì lạ:
- Đây là mối lương duyên giữa con trai thần Long Nữ dưới nước và con gái dòng họ Thần Nông trên cạn
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con trai, đàn con không cần bú mớm và tự lớn lên như thổi, khôi ngô, khỏe mạnh
- Lạc Long Quân và Âu cơ chia con thành hai ngả: năm mươi xuống biển cùng cha, năm mươi lên rừng cùng mẹ
- Người Việt là con cháu của vua Hùng, con Rồng cháu Tiên.
Câu 3 (trang 8 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo được hiểu là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm thể hiện dụng ý nhất định về tư tưởng.
- Chi tiết kì ảo còn được gọi là chi tiết thần kì, hoang đường, hư cấu, lạ thường…
- Trọng truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết tưởng tượng kì ảo có vai trò:
+ Tô đậm tính chất kì lạ, cao quý của nhân vật sự kiện
+ Thần linh hóa, thiêng liêng hóa nguồn gốc dân tộc để người đời sau thêm tôn kính tổ tiên mình
+ Làm tăng thêm sự hấp dẫn của tác phẩm
Câu 4 (trang 8 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa truyện Con Rồng cháu Tiên:
- Lý giải, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
- Khẳng định ý chí đoàn kết của người Việt nam dù ở miền núi, đồng bằng, miền biển, dù trong nước hay nước ngoài.
- Người Việt Nam đều là con cháu vua Hùng nên phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau
* Luyện tập
Bài 1 (trang 8 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Bên cạnh truyện Con Rồng cháu Tiên, một số dân tộc khác cũng có những truyện giải thích nguồn gốc dân tộc:
- Người Mường: truyện Qủa trứng to nở ra con người
- Người Khơ Mú có truyện Qủa bầu mẹ
Bài 2 (trang 8 skg ngữ văn 6 tập 1)
Đọc diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên
Soạn bài Con Rồng cháu Tiên, ngắn 3
* Giải đáp chi tiết
1. Tìm những chi tiết trong truyện thể hiện vẻ kỳ bí, quý phái về nguồn gốc của Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Trả lời:
Những chi tiết thể hiện vẻ kỳ bí, tráng lệ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:
* Đặc điểm kỳ bí, tráng lệ về nguồn gốc và hình dạng:
- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần, Lạc Long Quân là con thần Long Nữ, sống dưới biển với hình thể rồng. Âu Cơ là tiên nữ, sống trên núi thuộc dòng họ Thần Nông.
- Lạc Long Quân được mô tả 'sức khỏe vô song, mang đến nhiều phép lạ', còn Âu Cơ tuyệt đẹp với vẻ ngoại hình trần nhất.
* Đóng góp trong công việc khám phá và xây dựng đất nước:
Lạc Long Quân 'hỗ trợ dân mình tiêu diệt yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh' - những sinh linh ác độc gây hại cộng đồng. Thần còn 'dạy bảo nhân dân về cách trồng trọt, chăn nuôi và cách sống lương thiện'.
2. Sự kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ, cùng câu chuyện Âu Cơ sinh con mang nét kỳ lạ như thế nào? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và mục đích của họ là gì? Theo truyện, người Việt là con cháu của ai?
Trả lời:
- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, một tình yêu nảy nở, họ trở thành vợ chồng, cùng chia sẻ cuộc sống trong cung điện Long Trang.
- Chuyện sinh nở của Âu Cơ thật kỳ bí: nàng sinh ra một bọc trứng; trăm trứng nở ra trăm đứa con xinh đẹp, khỏe mạnh, không cần sự chăm sóc như thần.
- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con: Năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân, còn năm mươi con lên rừng theo Âu Cơ, giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết.
- Theo truyền thuyết, người Việt là con Rồng, cháu Tiên.
3. Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo là gì? Vai trò của nó trong truyện là gì?
Trả lời:
- Tưởng tượng, kỳ ảo là chi tiết do tác giả sáng tạo, không có trong thực tế nhằm mục đích nhất định.
- Các chi tiết tưởng tượng trong truyện này đóng vai trò:
+ Tăng cường tính huyền bí, tráng lệ của nhân vật và sự kiện.
+ Thần thánh hóa nguồn gốc dân tộc, tăng lòng tự hào, tôn kính tổ tiên.
+ Làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn.
4. Thảo luận về ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên.
Trả lời:
Truyện mang ý nghĩa sâu sắc như sau:
- Giải thích về sự cao quý, thiêng liêng của nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
- Kết nối mọi miền đất nước, thể hiện lòng đoàn kết, thống nhất của nhân dân. Người Việt Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến miền núi và ven biển, trong nước và nước ngoài, đều chung một nguồn gốc, là con của mẹ Âu Cơ. Do đó, họ cần giữ gìn, yêu thương và đoàn kết nhau.
* LUYỆN TẬP
1. Có những truyện nào từ các dân tộc khác ở Việt Nam giải thích nguồn gốc dân tộc như truyện Con Rồng, cháu Tiên? Sự tương đồng này thể hiện điều gì?
Trả lời:
Một số tộc người khác ở Việt Nam cũng có những truyện giải thích nguồn gốc dân tộc như truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, như: người Mường với truyện Quả trứng to nở ra con người, người Khơ Mú với truyện Quả bầu mẹ.
Sự tương đồng này là minh chứng cho sự gần gũi về nguồn cội và sự đa dạng văn hoá giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
2. Mô tả cảm nhận về truyện Con Rồng cháu Tiên.
Trả lời:
Học sinh chia sẻ với những yêu cầu sau:
- Tóm tắt chính xác cốt truyện và những chi tiết quan trọng.
- Sử dụng lời văn cá nhân để diễn đạt cảm nhận về sự kỳ ảo, cao quý và lý thú của nguồn gốc dân tộc Việt Nam trong truyện.
- Thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về ý nghĩa của truyện trong việc gìn giữ và tôn vinh văn hóa, nguồn cội của dân tộc.
"""""---HẾT""""""
Thạch Sanh là một bài học nổi bật trong Chương trình học theo SGK Ngữ Văn 6. Học sinh cần soạn bài Thạch Sanh, đọc trước nội dung và thực hiện câu hỏi trong sách giáo trình.
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so vì hơn thua kịch liệt. Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc cãi nhau đó. để nâng cao kỹ năng viết và hiểu biết về giao thông của học sinh.
Ngoài việc ôn tập kiến thức đã học, hãy chuẩn bị cho bài học sắp tới với phần Soạn bài Chỉ từ để củng cố và nâng cao hiểu biết về Ngữ Văn 6 của bạn.