Câu 2
Sau khi học về chèo, tuồng và múa rối nước, tôi cảm thấy trân trọng và yêu quý những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian này.
Những hình ảnh, những giá trị văn hóa đậm nét Việt Nam qua chèo, tuồng, múa rối nước đã khiến tôi thêm tự hào về đất nước và muốn khám phá sâu hơn về chúng.
Câu 3
Lựa chọn đề tài phù hợp để hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu mới (ngoài báo cáo đã viết).
Phương pháp giải:
- Đọc lại ba tác phẩm về sân khấu chèo, tuồng đã học ở trên.
- Đọc lại hướng dẫn viết bài báo cáo nghiên cứu ở phần Viết.
- Sử dụng kiến thức đã học và gợi ý để viết báo cáo nghiên cứu mới.
Đề tài: Đặc điểm sân khấu tuồng.
Tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của Việt Nam, hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và trò diễn xướng dân gian. Tuồng được khởi xướng từ thời nhà Tiền Lê, có sự giao thoa, tiếp thu từ hí kịch Trung Hoa.
Sân khấu tuồng không thể thiếu trong việc tạo nên những vở kịch đặc sắc, với âm hưởng hùng tráng, nhân vật tận trung báo quốc và bài học về lẽ ứng xử giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc.
Nhân vật trong tuồng thường được hóa trang cẩn thận, từng nhân vật mang một lối diễn xuất riêng biệt. Mỗi nhân vật đều có cách đi đứng, ra bộ đặc trưng, phản ánh tính cách và vai trò của họ trong câu chuyện.
Ngoài ra, âm nhạc trong tuồng cũng đóng vai trò quan trọng, từ điệu hát đến nhạc đệm, tạo không khí cho từng cảnh trong vở kịch.
Đề tài nghiên cứu về sân khấu tuồng từ kịch bản đến biểu diễn vẫn còn nhiều vấn đề cần khám phá và giải quyết thêm trong tương lai.
Câu 4
Dành thời gian để xem trực tiếp hoặc trên Internet các vở diễn chèo, tuồng nổi tiếng. Cũng có thể đọc thêm một số tài liệu nghiên cứu về chèo, tuồng để bổ sung kiến thức về những hình thức nghệ thuật sân khấu đặc sắc của dân tộc.
- Về chèo, có thể tham khảo: Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật chèo, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; Bùi Đức Hạnh, 150 làn điệu chèo cổ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006; Hà Văn Cầu, Hề chèo, NXB trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005;…
- Về tuồng, có thể tham khảo: Mịch Quang, Tìm hiểu nghệ thuật tuồng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2017; Hoàng Châu ký (Chủ biên), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 15A, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000;…
Phương pháp giải:
Học sinh xem và tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu về chèo, tuồng trên mạng hoặc qua sách báo.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự dành thời gian để xem trực tiếp hoặc trên Internet các vở diễn chèo, tuồng nổi tiếng. Đồng thời, họ cũng có thể tìm đọc một số tài liệu nghiên cứu về chèo, tuồng để hiểu sâu hơn về những hình thức nghệ thuật sân khấu đặc sắc của dân tộc.