Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu làm nên nét riêng của bức tranh đồng quê ấy. Vần và nhịp của bài thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của bức tranh chiều xuân ở thôn quê?
Nội dung chính
Bài thơ vẽ lên vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ. Đồng thời thể hiện tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha. |
Câu 1
Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu làm nên nét riêng của bức tranh đồng quê ấy.
Câu 2
Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Vần và nhịp của bài thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của bức tranh chiều xuân ở thôn quê?
Phương pháp giải:
Dựa vào các câu thơ, vần và điệu trong bài thơ phân tích về vẻ đẹp của hình ảnh “chiều xuân”.
Câu 3
Câu 3 (trang 20 SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại, bức tranh quê trong bài thơ đem đến cho bạn suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào các chi tiết, hình ảnh trong bài thơ phân tích về vẻ đẹp của hình ảnh “chiều xuân”. Từ đó nêu lên cảm xúc đối với nhịp sống quê hương.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Ba bức tranh vẽ ba khung cảnh khác nhau nhưng trong cùng một thời điểm. Thi sĩ Anh Thơ tìm cảm hứng từ những khung cảnh bình dị, quen thuộc xung quanh và có thế mạnh ở lối miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, thâu tóm được cái hồn của cảnh vật thiên nhiên. Mặc khác, Anh Thơ còn đóng góp cho Thơ mới ở cách dùng từ độc đáo, mới lạ chưa từng có trong thi ca. Đó là những cụm từ mưa đổ bụi, đò biếng lười; rụng tơi bời, mổ vu vơ; Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa… Những nét độc đáo, mới lạ ấy được thể hiện qua sự duyên dáng, mềm mại của các câu thơ càng làm nổi bật phong cách lãng mạn của tác giả. Bức tranh tổng thể về buổi chiều xuân yên ả, thanh bình vừa hoà hợp với tâm hồn nữ sĩ vừa gợi nên tình cảm làng mạc, quê hương sâu sắc trong lòng mỗi con người.