Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả ở thời điểm nào? Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện điều đó.
Nội dung chính
Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa đông. Đặc biệt hơn, đây còn là dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình đối với người con gái ở phương xa. |
Câu 1
Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả ở thời điểm nào? Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện điều đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
- Chú ý những chi tiết, từ ngữ chỉ thời gian.
Lời giải chi tiết:
- Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm mùa đông.
- Dấu hiệu:
+ Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh. Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông “Nắng đã vàng hanh như phấn bay”.
+ Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như dân gian, khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông.
+ Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: mùa xuân sắp tới, từ đó thấy được hiện tại chính là mùa đông
Câu 2
Bài thơ là lời của ai nói với ai? Điều đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ là lời của “anh” nói với “em” ở nơi xa. Có thể là người chồng / người yêu nói với vợ / người yêu mình.
- Điều đó càng nhấn mạnh và làm chân thực nỗi nhớ, tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ.
Câu 3
Nhận xét về cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần đó trong bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
- Chú ý cách gieo vần.
Lời giải chi tiết:
Qua các khổ thơ, ta thấy được tác giả chú trọng về việc gieo vần ở cuối câu thơ, tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ. Như khổ 1, vần được gieo là vần “ay”': bay, gày, hay. Hay như khổ 2, vần được gieo ở đây là vần “anh”: tranh, lành, cành. Mỗi vần sẽ được gieo ở câu 1, 2 và 4 của khổ thơ. Từ đó, ta có thể dễ dàng bắt được nhịp điệu, âm tiết của bài thơ.
Câu 4
Xác định chủ đề, cảm hứng chính của bài thơ. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh quan trọng trong việc thể hiện chủ đề và cảm hứng đó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề: Khung cảnh thiên nhiên trong ngày nắng hanh.
- Cảm hứng chính: nỗi nhớ trong tình yêu và những cảm xúc, rung cảm trong không gian tự nhiên.
- Biểu hiện:
+ “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: những biểu hiện của một ngày nắng lạnh. Đây là cảm hứng chính của bài thơ.
+ “Em ở xa nhà, em có hay”: ở đâu đó, liệu người ấy có nhận ra nỗi niềm. Khung cảnh nắng hanh, mây trôi như mở ra không gian, như một thông điệp của “anh” gửi đến “em”.