Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều
Tìm đọc từ sách, báo, Internet,... một số bài văn tế, văn điểu khác của Nguyễn Đình Chiểu: Tế lục tỉnh sĩ dân văn, Văn tế Trương Định, Điếu Phan Văn Tòng,... để hiểu rõ giá trị của bộ phận văn tế trong văn học Nguyễn Đình Chiểu
Phương pháp giải:
Tìm đọc trên sách, báo, Internet,...
Lời giải chi tiết:
Giá trị của bộ phận văn tế trong văn học Nguyễn Đình Chiểu:
- Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
- Thể loại văn tế: là loại văn gắn với phong tục tang lễ, đọc khi cúng tế người chết, âm điệu thường bi thương, lâm ly, thống thiết, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người mất. Văn tế thường có nội dung cơ bản, gồm 4 đoạn với các tên gọi: lung khởi, thích thực, ai vãn và kết để kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.
- Giá trị của bộ phận văn tế:
+ Góp phần ca ngợi tinh thần yêu nước, tinh thần chính nghĩa, hy sinh vì nhân dân trong giai đoạn kháng chiến chống giặc ngoại xâm
+ Thể hiện tinh thần nhân đạo dành cho các tướng sĩ hi sinh
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều
Tìm đọc thêm các bài thơ trữ tình hiện đại khác
Phương pháp giải:
Tìm đọc trên sách, báo, Internet,...
Lời giải chi tiết:
Một số bài thơ trữ tình hiện đại: Sóng (Xuân Quỳnh), Hồn xuân (Huy Cận), Vội vàng (Xuân Diệu), ...
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Trong khi đó, tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng lại khắc họa cuộc chiến của binh đoàn Tây Tiến trong những thời điểm gian khổ, khắc nghiệt của cuộc chiến tranh. Mặc dù có những khác biệt nhất định, nhưng cả hai tác phẩm này đều là nguồn cảm hứng cho chủ nghĩa dân tộc và có ý nghĩa như lời kêu gọi hành động đối với nhân dân Việt Nam hãy đoàn kết, đấu tranh vì độc lập, chủ quyền của mình.
Về mặt nghệ thuật, trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, nhà văn Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng ngôn từ gần gũi, giản dị phù hợp với văn hóa, phong cách cũng như tình hình xã hội của thời điểm đó. Trong khi đó, tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình và phong cách mạnh mẽ, nghệ thuật, khiến cho bài thơ đậm chất nhạc, chất họa.
Tóm lại, cả hai tác phẩm này đều là những tác phẩm văn học xuất sắc, góp phần giáo dục, tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc, khí phách tinh thần, tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam.