Chuẩn bị
Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị trang 87 SGK Văn lớp 12 - Cánh diều
Đọc trước văn bản Khúc tráng ca nhà giàn, tìm hiểu thông tin về tác giả Xuân Ba.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu thông tin về tác giả từ sách, báo, internet,...
Lời giải chi tiết:
*Tác giả Xuân Ba:
a. Tiểu sử, cuộc đời:
+ Sinh năm 1954.
+ Quê quán: Thanh Hóa.
+ Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống âm nhạc.
+ Trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam vào năm 1998.
b. Sự nghiệp văn chương:
+ Phong cách sáng tác: mang hướng độc diễn.
+ Tác phẩm nổi tiếng: Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt (1995), Khang khác mây thường (2004), Chuyện buồn kể muộn (2005)…
Đọc hiểu 1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 87 SGK Văn lớp 12 - Cánh diều
Lưu ý về bối cảnh chuyến đi.
Phương pháp giải:
Đọc lại phần đầu của đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Bối cảnh chuyến đi:
- Thời gian: bốn giờ sáng khi bầu trời vẫn chưa hé mở.
- Không gian: trên tàu giữa biển khơi.
Đọc hiểu 2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 88 SGK Văn lớp 12 - Cánh diều
Giá trị ẩn trong đảo chìm là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
- Đối với các nước phát triển như Nhật Bản, đảo chìm là một tài nguyên quý giá, như kim cương: “Những nước phát triển như Nhật Bản thích ứng với đảo chìm như việc giữ kim cương trong tay.”
+ Tạo nền móng vững chắc để xây dựng các thành phố lớn trên mặt nước, sân bay trên biển…
+ Là dấu hiệu của vô số dầu khí, là nguồn tài nguyên quý giá...
Đọc hiểu 3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 89 SGK Văn 12 Cánh diều
Khu vực Ba Kè có điều đặc biệt gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Khu vực Ba Kè mặc dù không có đảo chìm nhưng có độ sâu vừa đủ để xây dựng các nhà giàn liên kết với nhau, đủ sức tạo thành thế trận giữ chủ quyền đất nước quanh các khu vực san hô quý giá, có tiềm ẩn mỏ dầu, túi khí.
Đọc hiểu 4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 89 SGK Văn 12 Cánh diều
Chú ý nội dung phần 2
Phương pháp giải:
Đọc kỹ tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Nội dung phần 2: Sự hi sinh của những cán bộ chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ trên biển dữ dội
Đọc hiểu 5
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 90 SGK Văn 12 Cánh diều
Hình dung sự dữ dội của biển cả.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ nội dung phần 2 của tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Sự dữ dội của biển cả được thể hiện qua hình ảnh “Biển vẫn làm trò tung hứng chiếc xuồng như một thứ đồ chơi mong manh..”
→ Biển cả dữ dội, nguy hiểm với những cơn sóng trào cuồn cuộn khiến cho chiếc xuồng trở nên lung lay.
Sau khi đọc 6
Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 90 SGK Văn 12 Cánh diều
Chuyện xảy ra vào giai đoạn nào?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Chuyện xảy ra vào giai đoạn trước năm 2000, khi nhà giàn chưa được kiên cố, chưa được trang bị tiện nghi, hiện đại như hiện nay và đã phải đối mặt liên tục với các cơn bão trên biển.
Sau khi đọc 7
Trả lời Câu hỏi 7 Đọc hiểu trang 90 SGK Văn 12 Cánh diều
Chú ý những chi tiết về sự hi sinh của cán bộ, chiến sĩ.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ phần hai của tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết về sự hi sinh của cán bộ, chiến sĩ:
- Mười bốn cán bộ chiến sĩ trên nhà giàn đã hi sinh trong một số trận bão
- Liệt sĩ Thượng úy Nguyễn Hữu Quang, chủ nhiệm chính trị của giàn 1:3, đã bơi nhiều ngày trên biển…. và cuối cùng nhường miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội
- Liệt sĩ đại úy Vũ Quang Chương, chỉ huy của nhà giàn 2A Phúc Nguyên… bình tĩnh chỉ huy bộ đội.
→ Thể hiện sự đẹp đẽ của những người chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ: tình đồng đội sắt son, gắn kết và trách nhiệm cao với công việc, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Đọc hiểu 8
Trả lời Câu hỏi 8 Đọc hiểu trang 91 SGK Văn 12 Cánh diều
Nội dung phần 3 kể về sự phát triển và khác biệt của ba thế hệ nhà giàn theo thời gian.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ phần ba của văn bản để tìm hiểu nội dung.
Lời giải chi tiết:
- Nội dung phần 3 kể về sự phát triển và khác biệt của ba thế hệ nhà giàn theo thời gian:
- Thế hệ đầu chỉ có cái cọc bê tông đặt xuống nền san hô, trên có bắc hoặc thưng ván hoặc bạt. Thế hệ thứ hai xuất hiện công binh, xây dựng các công trình như lô cốt chỉ hở ra khung cửa. Thế hệ thứ ba phát triển thành tổ hợp kiến trúc tổng thể.
Đọc hiểu 9
Trả lời Câu hỏi 9 Đọc hiểu trang 92 SGK Văn 12 Cánh diều
Chú ý điểm khác biệt của ba thế hệ nhà giàn.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ phần ba của văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Khác biệt giữa ba thế hệ nhà giàn:
Thế hệ đầu chỉ có cọc bê tông cắm xuống nền san hô, trên có bắc hoặc thưng ván hoặc bạt. Thế hệ thứ hai có sự xuất hiện của công binh, xây dựng các công trình như lô cốt chỉ hở ra khung cửa, giống như lỗ châu mai. Thế hệ thứ ba phát triển thành tổ hợp kiến trúc tổng thể.
Đọc hiểu 10
Trả lời Câu hỏi 10 Đọc hiểu trang 92 SGK Văn 12 Cánh diều
Tác giả thể hiện thái độ và cảm xúc như thế nào ở phần cuối?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ phần cuối của tác phẩm để tìm các chi tiết thể hiện.
Lời giải chi tiết:
- Tác giả ngưỡng mộ và kính trọng tài năng, sức mạnh của những chiến sĩ nhà giàn trong việc xây dựng hệ thống nhà giàn, cọc trụ vững chắc xuống biển sâu: “Nhà giàn chót vùng biển đất Mũi Cà Mau cũng do quân của tướng Nam đây thiết kế thi công”/ “Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào…”
- Tác giả cũng tự hào và yêu mến lý tưởng cao đẹp của các chiến sĩ, niềm tin vào tương lai tươi sáng của thế hệ mai sau “sẽ cắm hệ thống cọc hiện đại- bà đỡ cho nền móng thành phố, sân bay trên biển của nước Việt Nam mới”.
Sau khi đọc 1
Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 93 SGK Văn 12 Cánh diều
Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết về điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết về sự thay đổi của ba thế hệ nhà giàn theo thời gian và cuộc sống của cán bộ ở quần đảo Trường Sa, kết hợp ca ngợi sự hi sinh, cống hiến của các chiến sĩ.
Tác phẩm gồm 4 phần:
+ Phần 1: “Con tàu xé sóng… đến những Đại Hùng”: Nhìn nhận về khu vực Ba Kè
+ Phần 2: “Biển đã tờ mờ… dập dềnh theo tàu hồi lâu”: Sự hi sinh của cán bộ chiến sĩ
+ Phần 3: “Đất có tuần nhân có vận… đến thứ năm nữa không thì chịu!”: Khác biệt của ba thế hệ nhà giàn
+ Phần 4: Niềm tự hào về quân của tướng Nam
Sau khi đọc 2
Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 93 SGK Văn 12 Cánh diều
Tính phi hư cấu của bài phóng sự được thể hiện ở những điểm nào?
Phương pháp giải:
Xác định điểm phi hư cấu trong bài phóng sự.
Lời giải chi tiết:
- Tính phi hư cấu của bài phóng sự được thể hiện qua việc tác giả tập trung vào việc phản ánh hiện thực cuộc sống, nắm bắt sự việc và vấn đề thời sự, cùng với việc tiếp cận và ghi chép thông tin trực tiếp từ người tham gia, chứng nhân thực tế.
- Ý nghĩa của việc sử dụng tính phi hư cấu là cung cấp cho người đọc những thông tin chính xác, cụ thể để họ đánh giá đúng tình hình và nhận thức về các vấn đề mà tác phẩm mang lại.
Sau khi thẩm định 3
Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi thẩm định trang 93 SGK Văn 12 Cánh diều
Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng phương pháp đặc trưng nào của thể loại phóng sự? Hãy chỉ ra một số minh chứng cụ thể.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
- Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng thủ pháp đặc trưng của thể loại phóng sự là : thủ pháp Tả -Thuật- Bình Trong đó:
+ Thuật: trần thuật, tái hiện, kể lại câu chuyện, sự kiện
+ Tả: miêu tả nhưng phải gắn bó và xuất phát từ hiện thực
+ Bình: bình bàn, thẩm định, đánh giá sự kiện của tác giả
→ Việc kết hợp bút pháp Tả – Thuật – Bình không chỉ làm rõ thông tin sự kiện mà còn thông tin lí lẽ, đi sâu, khám phá bản chất của sự kiện
- Một số minh chứng cụ thể trong các đoạn văn :
+ “ Tôi đang nói đến cái nhà giàn không mấy kiên cố những năm xa chứ không phải loại giàn thế hệ mới bây giờ có thể chịu được cấp 12, trên cả cấp 12! Những cơn bão năm 1990, 1996, 1999 và sau chót là năm 2000 đã lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt vào nhà giàn. Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi anh em một số nhà giàn điện về là chòi khó thế này…đó là những thông điện cuối cùng mà Sở chỉ huy Quân chủng nhận được…”
→ Đoạn văn là lời trần thuật vào thời điểm trước những năm 2000, khi xảy ra mưa bão, các chiến sĩ biển khơi gặp phải rất nhiều khó khăn. Kết hợp với yếu tố miêu tả: “ nhà giàn không mấy kiên cố”, “ Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi..”,.. đã khiến cho câu chuyện và nhân vật càng trở nên sinh động và chân thực
+ “ Tôi chỉ biết láng máng rằng cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn. Tôi cũng láng mạng thêm…Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”
→ Đoạn văn là lời kể lại câu chuyện khi đứng trước nhà giàn trong chuyến đi của tác giả. Các yếu tố miêu tả được thể hiện qua việc khắc họa nhà giàn “ cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn”, “ hệ thống nhà giàn ấy được mọc lên, được trụ vững…” cùng với lời bình của tác giả: “Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”. Qua việc miêu tả nhà giàn, thấy được tài năng, sức mạnh của những chiến sĩ nhà giàn cũng như cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ, yêu mến với các chiến sĩ ấy.
Sau khi thẩm định 4
Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi thẩm định trang 93 SGK Văn 12 Cánh diều
Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt với em? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc lại tác phẩm và tìm ra chi tiết ấn tượng nhất đối với bản thân
Lời giải chi tiết:
Để lại ấn tượng nhất với bản thân em là chi tiết ở phần 2 của phóng sự. Cụ thể, khi nhà giàn 1:3 Phúc Tấn bị bão đánh sập vào năm 1990 đã làm ba chiến sĩ hy sinh. Liệt sĩ Thượng úy Nguyễn Hữu Quảng, Chủ nhiệm chính trị nhà giàn đã bơi nhiều ngày trên biển nhưng trong lúc sóng to gió lớn,“ còn nhường miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội và chiếc phao cá nhân”
Bởi dù khi đứng trước ranh giới vô cùng mong manh giữa sống và chết, họ vẫn nhường nhau từng miếng lương khô cuối cùng và phao cá nhân. Hành động khiến bản thân em cảm thấy xúc động với tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó. Đó cũng là cảm xúc xót, thương xót cho những khó khăn với những vất vả, nguy hiểm mà chiến sĩ vùng biển phải trải qua.
Sau khi thẩm định 5
Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi thẩm định trang 93 SGK Văn 12 Cánh diều
Việc kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật để kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản nhằm mục đích gì? Người viết thể hiện thái độ và sự đánh giá như thế nào về vấn đề đó.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ nội dung tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
- Việc kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật để kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản nhằm mục đích:
+ Giúp việc miêu tả sự kiện và nhân vật trong phóng sự hiện lên sinh động: Kể lại quá trình hình thành, phát triển của ba thế hệ nhà giàn : từ khu nhà giàn đơn sơ, chỉ là những cái cọc bê tông cắm xuống nền san hô, trên bắc hoặc thưng ván hoặc bát nhưng đến nay khu nhà giàn trở nên tiện nghi, hiện đại hơn, “ là một tổ hợp kiến trúc nói chung cũng bắt mắt giữa dân sinh quốc phòng.”
+ Góp phần thể hiện vẻ đẹp của những chiến sĩ biển khơi” Bên cạnh miêu tả khu nhà gian, hình ảnh các chiến sĩ biển khơi vẫn thay phiên nhau canh giữ biển đảo, từ thế hệ này sang thế hệ khác
→ Mặc dù công việc khó khăn nguy hiểm nhưng ai cũng nhiệt huyết, am hiểu về công việc, nhiệm vụ của mình.
Sau khi đọc 6
Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 93 SGK Văn 12 Cánh diều
Theo em, vấn đề nêu lên trong bài phóng sự có ý nghĩa như thế nào với xã hội hiện nay?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ nội dung tác phẩm. Từ đó, liên hệ với thực trạng xã hội ngày nay và nêu ý nghĩa phóng sự.
Lời giải chi tiết:
- Đoạn trích “Khúc tráng ca nhà giàn” đã để lại ấn tượng cho người đọc về con người và thiên nhiên vùng đá ngầm Ba Kè. Nhà văn đã ghi chép rất chân thực, cảm động về cuộc sống khó khăn gian khổ, nhiều mất mát và hi sinh của những cán bộ, chiến sĩ trên các nhà giàn ở quần đảo Hoàng Sa. Qua đó, thể hiện sự trân trọng, ca ngợi, tự hào về những đóng góp của những người lính, chiến sĩ biển khơi- những người phải đối mặt trước khó khăn dữ dội của biển cả để đem lại sự phát triển, nâng cao đời sống của người dân đất nước.
- Ý nghĩa với xã hội hiện nay: Đất nước ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ấm no là kết quả của rất nhiều con người làm việc thầm lặng mỗi ngày như các các bộ, chiến sĩ ở quần đảo Hoàng Sa. Từ đó cần phải ca ngợi, biết ơn, trân trọng với những con người ấy. Đồng thời, mỗi người chúng ta- đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay cần phải có một lý tưởng sống để đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước