Lễ rửa làng của người Lô Lô cung cấp nhiều thông tin hữu ích và thú vị cho độc giả. Vì vậy, chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn: Lễ rửa làng của người Lô Lô.
Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo để chuẩn bị bài. Nội dung chi tiết đã được chúng tôi đăng tải ngay bên dưới.
Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô
Trước khi đọc
Câu 1. Hãy kể ngắn gọn một phong tục thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên của người Việt Nam (xưa hoặc nay) mà bạn biết.
Phong tục: Chơi hoa ngày tết, hái lộc…
Câu 2. Chắc hẳn bạn đã từng nghe giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động nào đó. Hãy chia sẻ một vài ấn tượng của bạn xung quanh việc giới thiệu này.
Ấn tượng: Mỗi trò chơi hoạt động đều có một quy tắc, luật lệ riêng.
* Tóm tắt văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô:
Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, lễ rửa làng của người Lô Lô sẽ được diễn ra. Đầu tiên, người Lô Lô ngồi lại cùng chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mới thầy cúng và phân công mọi người sắm đồ lễ. Một ngày trước khi tổ chức lễ rửa làng, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống. Tối ngày hôm trước, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà để xin khấn tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng. Buổi lễ bắt đầu với việc đoàn người cùng nhau đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh. Tới nhà nào, gia chủ nhà đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để ngầm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng với thái độ cung kính, thành khẩn. Xong phần lễ, mọi người thấy nhẹ nhõm và tin tưởng vào tương lai tươi sáng phía trước; hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn sinh sống làm ăn. Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng, vì họ cho rằng nếu người lạ đến, tà ma sẽ lại theo vào và như thế lễ không thiêng nữa. Lễ rửa làng của người Lô Lô được coi là tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.
Đọc văn bản
Câu 1. Thời điểm thường được chọn để tổ chức lễ hội trên mọi miền đất nước.
Thời điểm: Thường vào mùa xuân.
Câu 2.
- Thời điểm: Tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch
- Những việc cần chuẩn bị: Chọn ngày tổ chức lễ rửa làng; Thống nhất việc mới thầy cúng; Phân công mọi người sắm đồ lễ.
Câu 3. Các bên tham dự lễ phải làm những gì khi đoàn hành lễ đi quanh làng bản?
Tới nhà nào, gia chủ nơi đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để nhằm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng với thái độ chân thành.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nêu những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản (có thể trình bày dưới hình thức một sơ đồ với các phần: thời điểm diễn ra hoạt động; sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động; ý nghĩa của hoạt động;…).
a. Thời điểm diễn ra hoạt động: Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch
b. Sự chuẩn bị:
- Người Lô Lô họ ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng; Thống nhất việc mời thầy cúng mới; Phân công mọi người chuẩn bị đồ lễ.
- Một ngày trước khi lễ rửa làng, mọi người chuẩn bị lễ vật bao gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống.
- Vào tối ngày trước lễ, thầy cúng thường thắp hương và đặt giấy trúc cùng chén nước tại góc nhà để xin tổ tiên đồng ý cho việc tổ chức lễ rửa làng.
c. Diễn biến của hoạt động:
- Đoàn người đi khắp các nhà, hang động và ngõ hẻm trong làng, vừa đi vừa gõ chiêng trống vang rộn nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những điều xấu xa ám ảnh.
- Khi đến mỗi nhà, chủ nhà phải sẵn lòng cung cấp hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để dùng cho việc trấn an và xua đuổi tà ma của thầy cúng, với tinh thần kính trọng và thành khẩn.
- Sau phần lễ, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm và đầy tin tưởng vào một tương lai tươi sáng phía trước; họ vui vẻ tổ chức tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu giai đoạn 3 năm yên bình để sinh sống và làm việc.
- Sau khi cúng lễ, phải đợi 9 ngày mới chấp nhận người lạ vào làng, vì họ tin rằng nếu có người lạ đến, tà ma sẽ tiếp tục xâm nhập và làm mất tính thiêng liêng của lễ rửa làng.
d. Ý nghĩa của hoạt động
Lễ rửa làng được coi là một tín ngưỡng dân gian và là một trong những nét đẹp truyền thống, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.
Câu 2. Mục tiêu của tác giả khi viết văn bản này là gì? Tác giả thực hiện mục tiêu đó như thế nào?
- Mục tiêu: Giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô.
- Tác giả thực hiện mục tiêu đó: Miêu tả chi tiết về lễ hội.
Câu 3. Văn bản đề cập đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ hội rửa làng của người Lô Lô. Hoạt động nào trong số đó phải tuân theo quy định, hoạt động nào vượt ra ngoài quy định?
- Hoạt động phải tuân theo quy định: Chọn ngày tổ chức, Chuẩn bị đồ lễ, Mời thầy cúng, Đoàn người cùng nhau đi khắp làng, Tiếp đón đoàn người, Không cho người lạ vào làng.
- Hoạt động vượt ra ngoài quy định: Tổ chức tiệc, uống rượu mừng…
Câu 4. Sự đoàn kết của các hoạt động trong ngày lễ được nhấn mạnh thông qua những chi tiết nào?
Sự đoàn kết được thể hiện qua những chi tiết sau:
- Người Lô Lô tụ tập lại để chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, đồng ý mời thầy cúng và phân công mọi người chuẩn bị đồ lễ;
- Đoàn người cùng nhau đi khắp làng, gõ chiêng trống để đánh thức những điều đẹp đẽ và xua đi những rủi ro ám ảnh;
- Mọi người ăn tiệc, uống rượu mừng rồi mới về nhà, bắt đầu ba năm sống yên bình và làm ăn;...
Câu 5. Đọc văn bản về Lễ rửa làng của người Lô Lô, em học được gì về việc tạo ra văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hoặc hoạt động?
- Cần có bố cục rõ ràng, đầy đủ.
- Nêu chi tiết về quy tắc, luật lệ của trò chơi hoặc hoạt động.
- Sử dụng hình ảnh, sơ đồ… để minh họa.
Kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) chia sẻ cảm nhận của em về những giá trị sống được thể hiện qua lễ rửa làng của người Lô Lô.
Gợi ý:
Mẫu 1
Lễ rửa làng của người Lô Lô là một nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu bản sắc dân tộc.
Mẫu 2
Lễ rửa làng của người Lô Lô thể hiện sự độc đáo và giữ gìn những giá trị truyền thống quý báu.