Định hướng
(trang 126, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
1.1. Biết nghe cũng quan trọng như biết nói. Trong nhiều trường hợp, nghe mà không hiểu, không nắm được hoặc hiểu sai thông tin chính dẫn đến tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”. Nghe hiểu cũng cần rèn luyện như đọc hiểu văn bản. Bài này tập trung vào yêu cầu: nghe và tóm tắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận về một vấn đề của đời sống.
Nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi thường được thể hiện qua đề tài, chủ đề của buổi thảo luận. Ví dụ:
- Từ một số tác phẩm tiêu biểu, suy nghĩ về các biểu hiện của lòng yêu nước.
- Qua truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), bàn về vẻ đẹp của lòng nhân ái
- Từ các bài thơ Nắng mới (Lưu Trọng Lư), Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu), Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ), Quê người (Vũ Quần Phương)… em hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương đối với mỗi con người.
- Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã học.
1.2. Muốn tóm tắt được ý chính của cuộc trao đổi, thảo luận, các em cần lưu ý:
- Chú ý nghe kĩ nội dung thuyết trình về một vấn đề của đời sống mà người nói đã trình bày.
- Ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn (Đó là vấn đề gì? Nội dung lớn gồm các ý nào?), ý nhỏ (triển khai ý lớn), các bằng chứng, ví dụ minh hoạ,...
- Tuỳ theo yêu cầu của việc tóm tắt để lựa chọn và ghi lại các nội dung chính.
- Trình bày bản tóm tắt nội dung chính theo từng mức độ.
Thực hành
(trang 127, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài tập: Nghe và ghi lại nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi về vấn đề: Từ các tác phẩm đã học, hãy phát biểu suy nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc.
Phương pháp giải:
Nghe và ghi lại nội dung chính
Lời giải chi tiết:
- Lòng yêu nước: là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.
- Biểu hiện của lòng yêu nước.
- Dẫn chứng về lòng yêu nước.
- Vai trò của lòng yêu nước.