Soạn bài Ôn tập cuối kì 2 chi tiết Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập
Câu 1
Câu 1 (trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn thơ sau:
Ngày Huế đổ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choất,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...
- “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à,
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”
(Tố Hữu, Lượm)
Câu 2
Câu 2 (trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Nêu những điểm cần lưu ý khi đọc một văn bản thơ.
Câu 3
Câu 3 (trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Dựa vào bảng sau, hãy chỉ ra tác dụng của các yếu tố trong văn bản thông tin:
Yếu tố |
Tác dụng |
Sapo |
|
Đề mục |
|
Chữ in đậm |
|
Số thứ tự |
|
Dấu gạch đầu dòng |
|
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về văn bản thông tin.
Lời giải chi tiết:
Yếu tố |
Tác dụng |
Sapo |
Là đoạn văn mở đầu nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung văn bản, thu hút người đọc văn bản |
Đề mục |
Nêu ra chủ đề của đoạn văn nhằm tóm tắt ý chính của đoạn cho người đọc hiểu |
Chữ in đậm |
Nhấn mạnh nội dung và ý nghĩa của chữ hoặc cụm từ im đậm |
Số thứ tự |
Đánh dấu trình tự xảy ra sự việc, sự kiện |
Dấu gạch đầu dòng |
Dùng để liệt kê các ý người viết muốn đưa ra |
Câu 4
Câu 4 (trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Nêu những điểm cần lưu ý khi đọc một văn bản truyện.
Câu 11
Câu 11 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Xác định công dụng của dấu ngoặc kép của các câu sau:
Ví dụ |
Công dụng của dấu ngoặc kép |
Thầy bùi ngùi đặt vòng hoa lên mộ chú dế, rồi lại xoa tay lên mái tóc bù xù như tổ quạ của Lợi, thấy buồn buồn nói: “Đừng giận thầy nữa nghe con.” (Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi) |
|
Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn. (Nguyễn Khắc Phi (TCB) Sđd) |
|
Truyện “Gió lạnh đầu mùa” kể vể cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố chợ nghèo trong một ngày đầu đông |
|
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về dấu ngoặc kép.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ |
Công dụng của dấu ngoặc kép |
Thầy bùi ngùi đặt vòng hoa lên mộ chú dế, rồi lại xoa tay lên mái tóc bù xù như tổ quạ của Lợi, thấy buồn buồn nói: “Đừng giận thầy nữa nghe con.” (Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi) |
Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật |
Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn. (Nguyễn Khắc Phi (TCB) Sđd) |
Đánh dấu từ có ý nghĩa đặc biệt |
Truyện “Gió lạnh đầu mùa” kể vể cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố chợ nghèo trong một ngày đầu đông |
Đánh dấu nhan đề của một văn bản trong một câu |
Câu 13
Câu 13 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Em hãy nêu đặc điểm và chức năng của đoạn văn và văn bản bằng cách điền và bảng dưới đây:
Nội dung |
Đoạn văn |
Văn bản |
Đặc điểm |
|
|
Chức năng |
|
|
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về đoạn văn và văn bản.
Lời giải chi tiết:
Nội dung |
Đoạn văn |
Văn bản |
Đặc điểm |
Có chủ đề thống nhất, có kết cấu hoàn chỉnh |
Có tính thống nhất về chủ đề. Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc, trình tự. Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc |
Chức năng |
Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề của văn bản thành các khía cạnh khác nhau), đoạn kết thúc văn bản |
Có chức năng thông tin, chức năng quản lí, chức năng pháp lí, chức năng văn hóa xã hội,… |