Chọn tên văn bản ở cột A phù hợp với thể loại tương ứng ở cột B (làm vào vở).
Câu 1
Câu 1 (Trang 113, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Chọn tên văn bản ở cột A phù hợp với thể loại tương ứng ở cột B (làm vào vở).
A (Văn bản) |
B (Thể loại) |
1. Đợi mẹ (Vũ quần phương) |
a. Truyện khoa học viễn tưởng |
2. Những kinh nghiệm dân gian về lao động, sản xuất. |
b. Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống. |
3. Trò chơi cướp cờ (Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy) |
c. Văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. |
4. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) |
d. Tục ngữ |
5. Dòng “Sông Đen” (Giuyn Véc-nơ) |
đ. Thơ trữ tình |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức đã học, nối cột A với cột B sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
1-đ; 2-d; 3-c; 4-b; 5-a.
Câu 2
Câu 2 (Trang 113, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Dựa vào bảng sau, tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản theo các thể loại cụ thể (làm vào vở)
STT |
Thể loại |
Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu |
1 |
Thơ trữ tình |
|
2 |
Tục ngữ |
|
3 |
Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. |
|
4 |
Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống. |
|
5 |
Truyện khoa học viễn tưởng. |
|
Phương pháp giải:
Nhớ lại những lưu ý khi đọc hiểu văn bản và điền vào bảng
Lời giải chi tiết:
STT |
Thể loại |
Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu |
1 |
Thơ trữ tình |
- Hiểu được tâm trạng của nhân vật trữ tình - Tìm được những từ ngữ, hình ảnh nổi bật. - Xác định được vần, nhịp của bài thơ và xem nó có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề bài thơ. - Xác định các biện pháp tu từ bổ trợ. |
2 |
Tục ngữ |
- Nhận biết được yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần, vế. - Nhận biết được đặc điểm, chức năng của tục ngữ. - Nội dung, ý nghĩa, kinh nghiệm tục ngữ muốn truyền đạt. |
3 |
Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. |
- Nhận biết được đặc điểm văn bản. - Cần nắm rõ các bước trong một văn bản thông tin. |
4 |
Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống. |
- Chú ý các lí lẽ, bằng chứng trong bài văn nghị luận. - Rút ra được bài học, kinh nghiệm trong đời sống. |
5 |
Truyện khoa học viễn tưởng. |
- Nhận biết được yếu tố của truyện: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, không gian thời gian. - Tóm tắt được nội dung chính văn bản. - Tìm hiểu được các nhân vật qua: suy nghĩ, hành động, cử chỉ, lời nói. |
Câu 3
Câu 3 (Trang 113, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
a. Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê các văn bản, đoạn trích mà e đã đọc mở rộng theo yêu cầu của giáo viên trong học kì II tương ứng với các thể loại sau:
Bài học |
Thể loại |
Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì II) |
6 |
Thơ trữ tình |
|
7 |
Truyện (bao gồm truyện khoa viễn tưởng) |
|
8 |
Văn bản nghị luận |
|
9 |
Văn thông tin |
|
10 |
Văn bản thuộc thể loại khác |
|
b.Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê các văn bản đọc mở rộng ở học kì II theo yêu cầu của giáo viên và nêu bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc mà em đã thu nhận được qua việc đọc các văn bản ấy.
Bài học |
Văn bản đọc mở rộng (Học kì II) |
Hai bài học kinh nghiệm về kỹ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng. |
6 |
|
|
7 |
|
|
8 |
|
|
9 |
|
|
10 |
|
Phương pháp giải:
Nhớ lại các văn bản đã học, liệt kê vào bảng theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
a.
Bài học |
Thể loại |
Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì II) |
6 |
Thơ trữ tình |
Mẹ (Đỗ Trung Lai) |
7 |
Truyện (bao gồm truyện khoa viễn tưởng) |
Một ngày của Ích-chi-an (A-léc-xăng-đơ Rô-măng-nô-vich Bi-lây) |
8 |
Văn bản nghị luận |
Đừng từ bỏ cố gắng (Theo Trần Thị Cẩm Quyên) |
9 |
Văn thông tin |
Kéo co (Trần Thị Ly) |
10 |
Văn bản thuộc thể loại khác |
Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. |
b.
Bài học |
Văn bản đọc mở rộng (Học kì II) |
Hai bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng. |
6 |
Đừng từ bỏ cố gắng (Theo Trần Thị Cẩm Quyên) |
+ Đọc mở rộng dựa vào kĩ năng đọc ở những văn bản chính và văn bản kết nối theo chủ điểm. + Đọc mở rộng giúp ta củng cố và hiểu sâu hơn về kiến thức đã học. |
7 |
Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. |
|
8 |
Kéo co (Trần Thị Ly) |
|
9 |
Một ngày của Ích-chi-an (A-léc-xăng-đơ Rô-măng-nô-vich Bi-lây) |
|
10 |
Mẹ (Đỗ Trung Lai) |
Câu 4
Câu 4 (Trang 114, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc đoạn thơ sau:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
(Tế Hanh, Quê hương)
a. Nhận xét cách gieo vần và ngắt nhịp của đoạn thơ.
b. Xác định cảm xúc của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ.
c. Nêu một nét độc đáo về biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Phương pháp giải:
Đọc đoạn thơ và thực hiện theo các yêu cầu của bài.
Lời giải chi tiết:
a. Cách gieo vần và ngắt nhịp của đoạn thơ.
- Gieo vần liền: sông-hồng; cá-mã; giang-làng.
- Ngắt nhịp: 3/5 hoặc 3/2/3
=> Ngắt nhịp linh hoạt, tạo tiết tấu cho câu thơ.
b. Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ: Cảm xúc yêu mến, tự hào về quê hương và cảnh đánh bắt nơi đây.
c. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
- Biện pháp tu từ: So sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”.
- Tác dụng: So sánh chiếc thuyền hăng như một con ngựa đẹp và khỏe. Nhấn mạnh vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi. Khí thế dũng mãnh của con thuyền, hiên ngang, dũng mãnh và đầy nhiệt huyết
Câu 5
Câu 5 (Trang 114, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đặc điểm về mục đích của văn bản Tự học-một thú vui bổ ích (Nguyễn Hiến Lê) và Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) là gì? Để đạt được mục đích, các tác giả ấy đã sử dụng kiểu văn bản có đặc điểm gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào sự tìm hiểu của bản thân, nêu đặc điểm về mục đích của hai văn bản. Sau đó nêu đặc điểm của kiểu văn bản ấy
Lời giải chi tiết:
- Đặc điểm về mục đích của văn bản Tự học-một thú vui bổ ích (Nguyễn Hiến Lê) và Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) là: Thuyết phục người đọc về một vấn đề trong đời sống xã hội.
- Để đạt được mục đích, các tác giả ấy đã sử dụng kiểu văn bản có đặc điểm:
+ Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.
+ Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.
+ Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý.
Câu 6
Câu 6 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Chỉ ra đặc điểm của tục ngữ được thể hiện qua các câu sau:
a. Cái răng, cái tóc là góc con người.
b. Đói cho sạch, rách cho thơm.
c. Một mặt người bằng mười mặt của.
Phương pháp giải:
Nhớ lại đặc điểm của tục ngữ và chỉ ra các đặc điểm ấy thông qua các câu.
Lời giải chi tiết:
a. Cái răng, cái tóc là góc con người.
- Nội dung: Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, đưa ra quan niệm về vẻ đẹp của con người.
- Câu tục ngữ ngắn gọn: 8 chữ
- Có nhịp điệu, hình ảnh.
- Gieo vần cách: tóc-góc.
b. Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Nội dung: Bài học kinh nghiệm, khuyên răn con người cần giữ gìn nhân phẩm và đạo đức của mình.
- Câu tục ngữ ngắn gọn: 6 chữ
- Gieo vần sát: sạch-rách
- Có hai vế đối xứng nhau.
c. Một mặt người bằng mười mặt của.
- Nội dung: Đề cao giá trị con người - Con người là quý nhất, quý hơn mọi thứ của cải.
- Câu tục ngữ ngắn gọn: 7 chữ
- Gieo vần cách: người-mười
- Có nhịp điệu, hình ảnh.
- Có hai vế đối xứng nhau.
Câu 7
Câu 7 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Để nhận biết Trò chơi cướp cờ và Cách gọt hoa thủy tiên là văn bản giới thiệu quy tắc hoặc luật lệ, chúng ta cần xem xét các yếu tố sau:
- Mục đích và quy trình thực hiện trò chơi hoặc hoạt động.
- Chuẩn bị cần thiết trước khi bắt đầu.
- Các bước thực hiện cụ thể.
Để đạt được mục đích, hai văn bản này sử dụng cách trình bày thông tin theo trình tự thời gian.
Câu 8
Câu 8 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Chỉ ra những dấu hiệu của truyện khoa học viễn tưởng (đề tài, cốt truyện, tình huống, nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian) được thể hiện qua văn bản Dòng “Sông Đen” (Giuyn Véc-nơ) và Xưởng Sô-cô-la (Rô-a Đan).
Phương pháp giải:
Nhớ lại hai văn bản và liệt kê các đặc điểm.
Lời giải chi tiết:
|
Dòng “Sông Đen” |
Xưởng Sô-cô-la |
Đề tài |
khám phá đại dương. |
Các phát minh khoa học, công nghệ: xưởng sản xuất so-co-la. |
Cốt truyện |
Kể về hành trình khám phá đại dương và phát hiện ra nhiều điều kì thú. |
Hành trình khám phá xưởng sô-cô-la, biết được nhiều loại kẹo và gặp được những công nhân tí hon. |
Tình huống |
Hành trình trong những ngày đầu dưới biển trên con tàu Nau-ti-lux. |
vào tình huống vô cùng bất ngờ, thú vị và chứa đựng nhiều điều diệu kì: hành trình khám phá xưởng Sô-cô-la.
|
Nhân vật |
Giáo sư A-rô- nắc- người nghiên cứ về sinh vật học; cộng sự Công-xây và thợ săn cá voi Nét Len. |
Ông Quơn-cơ; Sác-li, |
Sự kiện |
nghiệm cuộc sống kì thú xuống lòng đại dương |
Khám phá xưởng sô-cô-la |
Không gian |
Đáy biển, lòng đại dương.
|
đây là không gian mang tính giả định, không gian của nhà máy sô-cô-la. |
Thời gian |
Mang tính giả định. |
Mang tính giả định. |
Câu 9
Câu 9 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
So sánh các ví dụ sau và phân tích sự khác biệt về ý nghĩa:
a. (1) Bài văn này quá dở!
(2) Bài văn này không được tốt lắm!
b. (1) Anh ấy chạy rất nhanh. Chạy một trăm mét chỉ mất gần mười giây.
(2) Anh ấy chạy nhanh như tên bay. Chạy một trăm mét chỉ mất gần mười giây.
Xác định và trình bày chức năng của các số từ trong câu b.
c. Việc mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa của câu?
d. Tác dụng của thành ngữ “liên chi hồ điệp” trong câu cuối là gì?
e. Xác định nghĩa của “tua tủa” trong đoạn văn và so sánh nghĩa trong ngữ cảnh với từ điển.
Câu 10
Câu 10 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đoạn văn sau mô tả một cảnh trong tự nhiên:
(1) Tôi vừa mở mắt ra, chút ánh sáng ban mai len lỏi vào phòng. (2) Trên bề mặt con sông uốn lượn như một dải lụa xanh mướt, nước nhẹ nhàng chảy qua. (3) Từ phía xa xôi của khu rừng tối om, đàn chim hòa mình trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. (4) Dần dần, hình ảnh những chú chim bay lượn như một đám mây trắng, tan biến vào không gian rộng lớn.
(Thạch Lam, Trong rừng)
a. Phân tích các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên.
b. So sánh và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
c. Tác dụng của thành ngữ “tan biến vào không gian rộng lớn” trong câu cuối là gì?
d. Định nghĩa của “lên lỏi” trong đoạn trên và so sánh nghĩa trong ngữ cảnh với từ điển.
Câu 11
Câu 11 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Quy trình viết bao gồm bao nhiêu bước? Người viết cần thực hiện những gì ở từng bước? Ý nghĩa của mỗi bước đối với quá trình tạo lập một bài viết là gì?
Phương pháp giải:
Liệt kê các bước, thao tác cần thiết và ý nghĩa của mỗi bước trong quá trình viết bài.
Lời giải chi tiết:
- Quy trình viết gồm: 4 bước
- Các thao tác cần thực hiện ở từng bước là:
+ Bước 1: Chọn đề tài, thu thập thông tin.
+ Bước 2: Xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch.
+ Bước 3: Viết nội dung.
+ Bước 4: Đọc lại, sửa chữa, rút kinh nghiệm.
- Ý nghĩa của từng bước trong quá trình tạo lập một bài viết:
+ Bước 1: Xác định hướng đi cho việc viết.
+ Bước 2: Tạo ra bố cục cụ thể, đảm bảo logic, mạch lạc.
+ Bước 3: Tạo nên “sản phẩm” văn bản.
+ Bước 4: Hoàn thiện, kiểm tra và cải thiện nội dung.
Câu 12
Câu 12 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Lập bảng tóm tắt yêu cầu đối với các kiểu bài như bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (bài 6 và 7), và bài văn biểu cảm về con người (bài 10).
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức, lập bảng tóm tắt các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về vấn đề trong đời sống và bài văn biểu cam về con người.
Lời giải chi tiết:
|
Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (bài 6 và 7) |
Bài văn biểu cảm về con người (bài 10). |
Yêu cầu |
+ Nêu được vấn đề cần bàn luận. + Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận. + Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến. + Bố cục bài viết cần đảm bảo: Mở bài: giới thiệu được về đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy. Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí; đưa ra được bằng chứng đa dạng, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ; xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến và đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động. |
+ Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng. + Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. + Kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc bộc lộ cảm xúc. + Bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng. Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc. Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.
|
Câu 13
Câu 13 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Việc viết tường trình cần tuân thủ những yêu cầu gì?
Phương pháp giải:
Nêu rõ các yêu cầu cần tuân thủ khi viết tường trình.
Lời giải chi tiết:
Việc viết tường trình cần tuân thủ các yêu cầu sau:
*Về cấu trúc:
+ Thông tin cần có: quốc hiệu, tiêu đề, thời gian, địa điểm, tên sự kiện, tóm tắt nội dung, người nhận, thông tin về người viết, nội dung tường trình, đề xuất và cam kết.
*Về nội dung:
+ Cung cấp thông tin chi tiết, chính xác về sự kiện.
+ Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc.
+ Đề xuất giải pháp hoặc cam kết thực hiện các hành động cụ thể.
+ Kí tên xác nhận.
Câu 14
Câu 14 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Sử dụng bảng dưới đây (kẻ vào vở) để tóm tắt nội dung bài viết trong mục Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản của bài 6:
Phương diện tóm tắt |
Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ |
Vấn đề cần bàn luận |
|
Ý kiến của người viết |
|
Lí lẽ |
|
Bằng chứng |
|
Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung. |
|
Phương pháp giải:
Tóm tắt nội dung bài viết trong mục Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản của bài 6 theo bảng.
Lời giải chi tiết:
Phương diện tóm tắt |
Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ |
Vấn đề cần bàn luận |
Ý nghĩa của sự tha thứ trong đời sống của con người. |
Ý kiến của người viết |
Đồng tính, tán thành sự tha thứ trong cuộc sống con người mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp |
Lí lẽ |
+ Tha thứ chính là bỏ qua cho người khác những lỗi lầm của họ, sẵn sàng tạo điều kiện để người mắc lỗi sửa sai. + Không ai có thể tránh được những lầm lạc nên sự bao dung tha thứ sẽ tạo động lực để sửa sai, từ đó hoàn thiện bản thân. + Nếu mãi ôm thù hận sẽ mắc kẹt trong vòng xoáy của sự căm ghét, cuộc đời đau khổ và ngột ngạt. - Sự tha thứ xoa dịu được vết thương lòng, tâm hồn bình yên. + Sự tha thứ có giá trrị khi người mắc lỗi hối cải và khắc phục lỗi lầm Học cách tự tha thứ cho mình -> sống tốt và hàn gắn cho quá khứ. + Đặt mình vào vị trí của người khác Viết thư cho người từng mắc lỗi với mình để thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương |
Bằng chứng |
+ Phong trào viết thư với chủ để “Gửi lời xin lỗi” ở trại giam Gia Trung. + Danh ngôn của nhà văn William Arthur Ward. + Nghiên cứu của bác sĩ Ca-ren Xơ-goát. |
Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung |
+ Thay vì thất vọng và fhest bỏ ...hãy ngắm nhìn và yêu thích.... + Can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng. |
Câu 15
Câu 15 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Lập dàn ý và viết phần mở bài cho hai trong ba đề sau:
Đề 1: Viết về cảm xúc khi nhớ về một người bạn thân từng có.
Đề 2: Viết về một vấn đề xã hội mà em quan tâm.
Đề 3: Viết về đặc điểm của một nhân vật trong một câu chuyện em đã đọc.
Phương pháp giải:
Chọn 2 đề trong 3 và viết dàn ý, mở bài cho mỗi đề.
Lời giải chi tiết:
Đề 2: Viết về một vấn đề xã hội mà em quan tâm.
Dàn ý: Nói về tình trạng hiện tại và giải pháp cho vấn đề môi trường.
a. Mở bài
Giới thiệu về tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay.
b. Thân bài
*Diễn đạt vấn đề:
- Tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên nguy cơ hơn.
- Những tác động tiêu cực lên sức khỏe và cuộc sống của con người.
*Phương án giải quyết:
- Tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường từ cộng đồng.
- Sử dụng công nghệ xanh và nguồn năng lượng tái tạo.
c.Kết bài
Đề xuất mọi người cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường.
*Mở bài:
Vấn đề môi trường đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp của thế giới hiện đại, việc giữ gìn môi trường ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Đề 3: Viết về đặc điểm của một nhân vật trong một câu chuyện em đã đọc.
a.Mở bài
- Giới thiệu tên nhân vật và tác phẩm mà nhân vật xuất hiện.
- Tóm tắt sơ lược về vai trò của nhân vật trong câu chuyện.
b. Thân bài
*Phân tích đặc điểm nhân vật:
- Xuất hiện: Làm thế nào và khi nào.
- Đặc điểm ngoại hình, tính cách.
- Hành động, lời nói của nhân vật.
- Mối quan hệ với các nhân vật khác trong câu chuyện.
c.Kết bài
Đánh giá và nhận xét về vai trò của nhân vật trong tác phẩm.
*Mở bài:
Câu chuyện đã đưa em đến với một nhân vật vô cùng đặc biệt. Đó không ai khác chính là nhân vật trung tâm của tác phẩm, người đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng em. Để hiểu rõ hơn về nhân vật này, hãy cùng em đi vào phân tích chi tiết trong bài viết sau.
Câu 16
Câu 16: (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Theo ý kiến cá nhân của em, để có một bài thuyết trình hấp dẫn, người diễn giả cần chú ý đến những điều sau đây:
Phương pháp giải:
Dựa trên trải nghiệm và quan sát, em trình bày những điều cần lưu ý để tạo nên một bài thuyết trình thu hút.
Lời giải chi tiết:
Theo em, để có một bài thuyết trình hấp dẫn, người diễn giả cần chú ý đến:
+ Bài thuyết trình cần có cấu trúc rõ ràng, gồm giới thiệu, thân bài và kết luận.
+ Mở đầu và kết thúc ấn tượng, gây ấn tượng với khán giả ngay từ ban đầu.
+ Trình bày ý kiến mạch lạc, thuyết phục, hấp dẫn.
+ Sử dụng ví dụ cụ thể, hình ảnh sinh động để minh họa ý kiến.
+ Dùng ngôn từ sáng tạo, phong phú, dễ hiểu.
+ Tự tin, linh hoạt trong giao tiếp, tương tác với khán giả.
+ Phản hồi mạnh mẽ và lịch sự đối với câu hỏi và ý kiến phản đối từ khán giả.
+ Tạo sự gần gũi, thân thiện với khán giả qua cử chỉ, ánh mắt và giọng điệu.
Câu 17
Câu 17 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Tiếp tục trình bày các nội dung đã thực hiện ở câu 15.
Lời giải chi tiết:
Dựa trên nội dung câu 15, tiếp tục trình bày các nội dung đã được nêu.