So sánh điểm tương đồng hoặc gần gũi về chủ đề và cảm hứng giữa Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen
Câu 1
Câu 1 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập 1):
So sánh nội dung và chủ đề giữa các tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen.
Phương pháp:
Đọc lại ba văn bản trên, chú ý tìm điểm tương đồng hoặc gần gũi về chủ đề và cảm hứng.
Lời giải chi tiết:
Cả ba tác phẩm đều tập trung vào chủ đề thiên nhiên và miêu tả vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.
Câu 2
Câu 2 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Từ ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen, hãy lập bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình theo gợi ý.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và chỉ ra những chi tiết có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, sau đó lập bảng theo những tiêu chí đã được gợi ý ở đề bài.
Lời giải chi tiết:
Nội dung so sánh |
Ai đã đặt tên cho dòng sông? |
Cõi lá |
Trăng sáng trên đầm sen |
Dấu hiệu nhận biết sự kết hợp |
Kết hợp miêu tả con sông Hương trước khi về vùng châu thổ cùng các biện pháp tu từ - Phép so sánh: sông Hương trước khi về vùng châu thổ - “bản trường ca của rừng già” - Phép nhân hóa: “Sông Hương trở nên dịu dàng và say đắm…”
|
Trong văn bản, tác giả kết hợp giữa việc miêu tả, tự sự cùng cùng câu văn bày tỏ cảm xúc về vẻ đẹp của khung cảnh, thiên nhiên, sự vật khi hè chớm sang “bẽ bàng mùa xuân đến muộn”, “lạ thế”... |
Bên cạnh việc miêu tả vẻ đẹp đêm trăng bên đầm sen, tác giả đã đan xen vào những cảm nhận, những đánh giá của mình trước cảnh đẹp đêm trăng “trăng đêm nay đầy đặn như thế này”.... |
Nội dung tự sự |
“Trước khi về đến châu thổ êm đềm, nó là…” …….
|
“khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè”.... “những chiếc lá non đu đưa trong gió” ....
|
“ánh trăng như nước chảy, lặng lẽ tỏa xuống mặt lá sen và hoa sen”.... “Xung quanh đầm sen từ xa đến gần, từ cao đến thấp đều là cây cối…” ……
|
Yếu tố trữ tình |
“dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” |
“chẳng hiểu vì sao lòng người bỗng rộn ràng đến thế”.... “tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch”.... |
“tôi cảm thấy như vậy là vừa phải - ngủ say là việc không thể thiếu được” “...còn tôi thì lòng trống rỗng” ....
|
Tác động của sự kết hợp ấy đến người đọc |
Sự kết hợp này giúp cho con sông Hương ở ngoài châu thổ hiện lên trước mắt người đọc có hồn, gợi hình gợi cảm,dễ hình dung. Đồng thời thể hiện sự trân trọng, tài quan sát tinh tế của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường trước cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.
|
Làm cho văn bản nhuốm một màu xao xuyến, bồi hồi trước khoảnh khắc giao mùa. Làm cho đoạn văn bản trở nên sinh động, giàu sức truyền cảm, tạo cho người đọc cảm xúc như chính tác giả, được chứng kiến, cảm nhận dư vị giao mùa. |
Sự kết hợp làm cho đoạn văn bản trở nên sinh động, như hiện ra trước mắt người đọc. Khung cảnh đêm trăng sáng bên bên đầm sen ấy như hiện ra trước mắt người đọc. Đêm trăng thanh tịnh, yên bình, êm ả, nên thơ, trữ tình. Đồng thời bằng yếu tố trữ tình, tác giả gửi gắm lòng mình tới người đọc: đó là cảm xúc say sưa ánh trăng, say đắm cái đẹp thanh lặng của khung cảnh đêm đầm sen. |
Câu 3
Câu 3 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập 1):
Đọc thêm một số tùy bút và tản văn viết về đề tài thiên nhiên. So sánh với bài học để thấy cách tiếp cận của từng tác giả.
Phương pháp:
Tham khảo một số tùy bút và tản văn về thiên nhiên đã học trước đây, phân tích cách tiếp cận của mỗi tác giả.
Lời giải chi tiết:
Tùy bút 'Sông Đà' của Nguyễn Tuân có cách tiếp cận khác biệt so với các tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen. Ông tập trung vào thiên nhiên hùng vĩ và hình ảnh con người lao động kiên cường.
Câu 4
Câu 4 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập 1):
Giải thích nghĩa của các từ ngữ sau và nêu cách giải thích.
Phương pháp:
Dùng từ điển và kiến thức để giải thích các từ ngữ.
Lời giải chi tiết:
- Phẳng lặng: trạng thái yên bình, không xáo động.
→ Giải thích bằng cách đưa ra nội dung và phạm vi sử dụng của từ.
- Nhấp nháy: ánh sáng lóe lên rồi tắt nhanh chóng.
→ Giải thích nghĩa của từ bằng cách đưa ra nội dung nghĩa của từ.
- Cổ thi: thơ cổ, thơ từ thời xa xưa.
→ Giải thích nghĩa của từ bằng cách phân tích từng phần của từ.
- Chật chội: không gian hẹp, tạo cảm giác gò bó.
→ Giải thích từ bằng các từ đồng nghĩa.
Câu 5
Câu 5 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập 1):
Viết bài thuyết minh kết hợp miêu tả, tự sự và biểu cảm về một quy trình hoặc một đối tượng mà bạn yêu thích.
Phương pháp: Xác định chủ đề, mục tiêu và đối tượng người đọc, sau đó thu thập thông tin, lập dàn ý và viết bài.
Lời giải chi tiết:
Thuyết minh cách làm bánh chưng truyền thống
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Đây là món ăn gắn liền với tinh thần sum vầy, đoàn viên của người Việt.
Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ và lá dong. Công đoạn gói bánh đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ để tạo ra những chiếc bánh vuông vắn.
Việc nấu bánh bằng củi khô trong nhiều giờ để đảm bảo bánh chín đều, dẻo và thơm ngon. Bánh chưng chín được lăn qua lăn lại để chắc bánh.
Bánh chưng trong mâm cơm ngày Tết tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất và lòng người. Đây cũng là món quà ý nghĩa trong dịp Tết.
Câu 6
Câu 6 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập 1):
Những điều cần lưu ý để giới thiệu một tác phẩm văn học/nghệ thuật và hiểu quan điểm của người nói hiệu quả.
Phương pháp: Dựa trên kiến thức và kinh nghiệm đã học, đúc kết ra những điểm cần lưu ý.
Lời giải chi tiết:
Để giới thiệu tác phẩm văn học/nghệ thuật và hiểu rõ quan điểm người nói, cần chú ý:
- Hiểu rõ nội dung muốn truyền đạt, đối tượng nghe và lý do họ quan tâm.
- Trả lời các câu hỏi Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? và tạo ra câu văn mạch lạc, trôi chảy.
- Trình bày ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và có sự liên kết logic.