Chuẩn bị bài viết Thực hành tiếng Việt: Sử dụng từ Hán Việt, Ngữ Văn lớp 10 - Kết nối tri thức với đời sống
Soạn Bài: Thực Hành Tiếng Việt Trang 28 - Sử Dụng Từ Hán Việt
Chuẩn bị bài viết Sử dụng từ Hán Việt, Ngữ văn lớp 10: Kết nối tri thức với đời sống
2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
'Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta rất cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.'
a) Tìm 5 từ Hán Việt trong đoạn văn trên.
b) Thử thay thế một từ Hán Việt trong đoạn văn trên bằng 1 từ hoặc cụm từ biểu đạt ý nghĩa tương đương. Đối chiếu câu, đoạn văn gốc với câu, đoạn văn mới để rút ra nhận xét về sự thay thế này.
c) Dựa vào ngữ cảnh, hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn văn trên.
a) 5 từ Hán Việt trong đoạn văn trên: 'tứ bình', 'trung đường', 'biệt nhỡn', 'nhất sinh', 'thiên hạ', 'quyền thế'.
b) Ví dụ thay từ 'nhất sinh' bằng từ 'một đời':
'Ta một đời không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta rất cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.'
=> Nhận xét về sự thay đổi: từ được thay đã làm mất đi vẻ trang trọng cho câu văn, đoạn văn và chưa diễn tả hết được tinh thần trân trọng cái đẹp trong lời nói của Huấn Cao.
c) Tác dụng của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn văn trên:
- Diễn tả được không khí cổ kính, trang trọng, phù hợp với bối cảnh phong kiến xưa.
- Thể hiện được giá trị nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn từ của nhà văn Nguyễn Tuân.
3. Hãy tìm 6 từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.
* Trả lời:
- Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ 'cương trực': cương quyết, bộc trực.
+ Cương quyết: Anh ấy cương quyết tham gia đánh trận mặc dù bị thương.
+ Bộc trực: Anh ấy là một người bộc trực, có sao nói vậy.
- Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ 'hàn sĩ': bần hàn, Nho sĩ.
+ Bần hàn: Xuất thân bần hàn đã giúp các bạn nhỏ nơi đây có thêm động lực để vươn lên trong học tập.
+ Nho sĩ: Có những Nho sĩ đã từng làm quan nhưng vì nhiều lí do nên sau này đã lui về ở ẩn.
- Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ 'hiếu sinh': hiếu khách, sinh vật.
+ Hiếu khách: Người dân Việt Nam là những người vô cùng hiếu khách.
+ Sinh vật: Việt Nam là quốc gia có hệ sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú.
4. Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại:
a) Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều tri thức bổ ích.
b) Tại phiên tòa nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.
c) Thói quen học tập theo kiểu 'nước đến chân mới nhảy' là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh.
* Trả lời:
a) Từ dùng sai: 'tri thức'.
=> Sửa lại: Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích.
b) Từ dùng sai: 'hàn sĩ'.
=> Sửa lại: Tại phiên toà nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của người Nho sĩ.
c) Từ sai: 'yếu điểm'
=> Sửa lại: Thói quen học tập theo kiểu 'nước đến chân mới nhảy' là một hạn chế của nhiều bạn học sinh.
Sử dụng từ Hán Việt một cách tinh tế sẽ mang lại hiệu quả lớn cho bài văn. Để chuẩn bị cho những buổi học tiếp theo, hãy xem thêm những bài soạn văn lớp 10 hấp dẫn sau:
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Chủ đề, những đặc điểm nghệ thuật)
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống