Soạn bài Tập làm thơ tám chữ ngắn nhất
A. Soạn bài Tập làm thơ tám chữ (ngắn nhất)
Câu 1 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Đọc các đoạn thơ
Câu 2 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
a. Mỗi hàng trong các đoạn thơ đều có 8 chữ.
b. Có nhiều cách gieo vần (vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách) nhưng phổ biến nhất là gieo vần chân :
- Đoạn thơ (a) : vần chân liền tan – ngàn (câu 2 – 3), bừng – rừng (câu 6 – 7).
- Đoạn thơ (b) : vần chân liền học – nhọc (câu 3 – 4), bà – xa (câu 5 -6).
- Đoạn thơ (c) : vần chân cách ngát – hát (câu 1 – 3), non – son (câu 2 – 4), đứng – dựng (câu 5 – 7), tiên – nhiên (câu 6 – 8).
c. Cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt để diễn tả những trạng thái khác nhau.
Luyện tập nhận biết thể thơ tám chữ
Câu 1 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Thứ tự các từ cần điền lần lượt là : ca hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa.
Câu 2 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Thứ tự các từ cần điền lần lượt là : cũng mất, tuần hoàn, đất trời.
Câu 3 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Câu thơ thứ 3 bị mất vần (tiếng cuối cùng phải cùng vần với “gương” ở câu 2) và mất nhịp (tiếng cuối cùng phải thanh bằng).
Chép đúng câu thơ thứ ba là:
Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường
Thực hành làm thơ tám chữ
Câu 1 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Tìm từ ngữ thích hợp :
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
Câu 2 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Bổ sung câu cuối :
Phố huyên náo đông đúc nhộn nhịp.
B. Kiến thức cơ bản
- Thơ 8 chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ theo thể 8 chữ có thể gồm nhiều đoạn dài, có thể chia thành các khổ (thường mỗi khổ 4 dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân.