Phần I
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Cùng thiết kế một góc đọc sách nhỏ trong lớp học. Hãy mang đến lớp một vài cuốn sách mà em muốn cùng đọc với các bạn.
Phương pháp giải:
Em và các bạn thiết kế một không gian nhỏ trong lớp để chưa sách.
Có thể mang đến lớp vài cuốn sách em yêu thích và muốn các bạn cùng đọc.
Lời giải chi tiết:
Em và các bạn thiết kế một không gian nhỏ trong lớp để chưa sách.
Có thể mang đến lớp vài cuốn sách em yêu thích và muốn các bạn cùng đọc.
Câu 2
Câu 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách mới đọc.
Phương pháp giải:
Em chọn một cuốn sách ý nghĩ mà mình vừa đọc: Hạt giống tâm hồn, Tôi là Bê-tô, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,…
Lời giải chi tiết:
Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách Hạt giống tâm hồn: Cuốn sách là tổng hợp những câu chuyện để nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người, bất cứ ai cũng có thể tìm thấy bản thân mình trong những mẩu chuyện giản dị, bình thường nhưng đầy triết lí nhân sinh.
Câu 3
Câu 3 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc.
Phương pháp giải:
Chọn cuốn sách mà em đã đọc và cảm thấy bổ ích.
Lời giải chi tiết:
Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc: Hoàng tử bé.
Phần II
Cùng đọc và trải nghiệm
Hoạt động 1: SÁCH HAY CÙNG ĐỌC
Câu hỏi (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
1. Chọn hai trong số các chủ đề sau để định hướng cho việc đọc sách: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở, Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất - ngôi nhà chung.
2. Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan, cùng đọc và viết lời giới thiệu ngắn về cuốn sách đó bằng pô-xtơ (hoặc phiếu đọc tự thiết kế), với các yêu cầu sau:
a. Nêu rõ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản;
b. Tóm tắt nội dung: đề tài, chủ đề, bố cục, nhân vật, sự kiện, chỉ tiết;
c. Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách,
Phương pháp giải:
- Bược 1: Trong số các chủ đề đã học, em chọn ra 2 chủ đề mà mình thích nhất.
- Bước 2: Tìm một cuốn sách có nội dung liên quan với chủ đề mà em đã chọn.
- Bước 3: Thực hiện các yêu cầu a, b, c trong đề bài.
Lời giải chi tiết:
a. Em chọn hai chủ đề: Quê hương yêu dấu, Thế giới cổ tích.
b. Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan:
- Thế giới cổ tích: Cây tre trăm đốt
+ Tác giả Minh Lâm, NXB Hồng Đức
+ Tóm tắt nội dung: Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho". Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra. Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.
+ Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách: ông dạy nó đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.
- Quê hương yêu dấu: Quê hương bé nhỏ
+ Tác giả Gael Faye, NXB Trẻ
+ Tóm tắt nội dung: Mỗi đứa trẻ đều có một quê hương để yêu thương. Quê hương của cậu bé Gaby 11 tuổi ở đất nước Burundi cũng đẹp và quyến rũ như mọi quê hương trên đời, nơi cậu sống cùng em gái, với người mẹ của cậu di cư từ nước Rwanda láng giềng và người cha gốc Pháp. Ở khu phố của cậu là nhóm bạn có những đứa con lai Âu chơi với nhau, những bữa tiệc ngoài vườn vui vẻ giữa các gia đình, và những người hàng xóm đủ chủng tộc đến ngạc nhiên. Nhưng rồi đất nước bé nhỏ rơi vào loạn lạc, xung đột sắc tộc bùng phát, những người hàng xóm bỗng chốc thành sát thủ của nhau, và cậu bé rơi vào dòng xoáy của những bạo lực và thảm sát hàng loạt. Giữa ngập tràn bạo lực, cái chết và nỗi sa đọa của phẩm giá con người, Gaby tìm cách giữ lấy cho mình phần người còn lại, nhưng thương tích tâm hồn còn mãi...
+ Nhận định về cuốn sách: Câu chuyện đầy cảm xúc viết về số phận nhỏ bé của con người trong quá trình xung đột cũng như hóa giải hậu xung đột của một thảm họa nhân đạo lớn nhất thập niên 1990, khi các quốc gia phương Tây gần như đứng ngoài bỏ mặc mọi sự diễn ra. Nhân vật chính là bản phóng chiếu của tác giả, đứa trẻ đã tới Pháp để thoát khỏi cuộc xung đột, để lại cha mẹ nơi đó, và rồi kể lại câu chuyện hai mươi năm sau... Câu chuyện trải từ trong trẻo đến dữ dội viết bằng bút pháp xuất sắc đã giúp tác phẩm đoạt giải Goncourt Thiếu niên 2016 và nhiều giải thưởng khác của Pháp, góp phần đưa tác giả thành một trong 50 người Pháp nổi bật.
Hoạt động 2
CÂU CHUYỆN VỀ CUỐN SÁCH YÊU THÍCH
Câu hỏi (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Chọn một cuốn sách mà bạn yêu thích, có thể là sách văn học hoặc khoa học, đọc và ghi chép lại những điều thu hút bạn trong nhật ký đọc sách theo các nội dung sau:
a. Tiêu đề: Tại sao cuốn sách lại có tiêu đề như vậy?
b. Phần mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý không? Vì sao?
c. Thế giới trong trang sách: Bạn đã gặp những nhân vật và trải qua những trải nghiệm gì qua trang sách bạn đã đọc?
d. Bài học từ trang sách: Những gì bạn học được từ cuốn sách? Tại sao bạn thích cuốn sách này?
Phương pháp giải:
Chọn cuốn sách mà bạn đã đọc và thực hiện các yêu cầu trên.
Lời giải chi tiết:
- Chọn một cuốn sách yêu thích: Hạt giống tâm hồn
+ Tiêu đề: Cuốn sách là hạt giống nuôi dưỡng tâm hồn cho mọi người. Với những tác phẩm này, bạn sẽ có cái nhìn tuyệt vời về cuộc sống, khám phá những điều mới mẻ, chinh phục những thách thức đặc biệt. Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách hay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu về nó qua bài viết này.
+ Phần mở đầu: Ngay từ phần mở đầu, cuốn sách đã mang lại những bài học quý báu. Mỗi câu chuyện là một trải nghiệm, một lời khuyên. Nó sẽ giúp bạn đối mặt với những thách thức trong cuộc sống dễ dàng hơn, sống mạnh mẽ và trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp nhất.
+ Thế giới trong trang sách: Những con người bình thường và cuộc sống bình thường của họ. Đó là những điều bình dị mà đôi khi chúng ta đã quên mất.
+ Bài học từ trang sách: Mỗi thách thức, trở ngại đều có ý nghĩa của nó. Chúng giúp bạn sống ý nghĩa hơn. Và những khó khăn ấy sẽ giúp bạn mỉm cười thật tươi khi bước lên đỉnh cao trong cuộc sống của mình.
Hoạt động 3
GẶP GỠ TÁC GIẢ
Câu hỏi (trang 102 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
a. Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi”?
b. Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.
c. Những câu thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?
d. Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với những câu mở đầu?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và trả lời từng câu hỏi theo thứ tự.
Lời giải chi tiết:
1. Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” bởi những bài thơ của ông khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa xôi, thơ mộng và hùng vĩ.
2. Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ đó trong tác phẩm của ông?
3. Những câu thơ được dẫn đóng vai trò minh họa rõ nét chủ đề chính được đề cập trong bài. Nhà thơ Lò Ngân Sủn thật sự là “người con của núi”.
4. Câu cuối cùng của bài viết liên kết và giải thích lý do cho những câu mở đầu.