Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 20 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:
a. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
b.
Con cá đối nằm trong cối đá
Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo
Anh mà đối đặng, dẫu anh nghèo em cũng ưng.
c. Tiệm bánh mì chả nóng ế khách vì bán bánh mì chả nóng
Phương pháp giải:
Xác định biện pháp tu từ có trong bài và nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
a. BPTT chơi chữ đồng âm – đồng nghĩa
- Tiếng kêu của hai loài chim được liên tưởng đồng âm với hai danh từ “quốc” và “gia” nên thành loài chim “quốc quốc” và “gia gia”
- “quốc” có nghĩa là “nước” và “gia” có nghĩa là “nhà” vậy nên có sự tương ứng giữa nỗi buồn đau được nhân hóa của mỗi loài vật với tên gọi và tiếng kêu của chúng: con quốc đau lòng nhớ nước, con gia gia mỏi miệng thương nhà.
à Nhà thơ đã sử dụng tiếng kêu 'quốc quốc' và 'gia gia' để thể hiện sự nhớ thương đối với đất nước và quê hương của mình, qua đó thể hiện tâm trạng đậm đà của Bà Huyện Thanh Quan.
b. BPTT chơi chữ nói lái
- “ cá đối” nói lái thành “cối đá”
- “Mèo đuôi cụt”” nói lái thành “mút đuôi mèo”
à Nhằm diễn tả sự hẩm hiu, nghèo nàn của chàng trai
c. BPTT chơi chữ đồng âm – khác nghĩa
- Chả nóng1: thực phẩm làm từ thịt
- Chả nóng2: chả không nóng, chả bị nguội
à Nhằm tạo tiếng cười gợi sự chú ý của người nghe.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 21 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Sưu tầm một số câu nói của người thân, bạn bè có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ. Nêu đặt điểm và tác dụng của biện pháp tu từ này trong mỗi trường hợp.
Phương pháp giải:
Nhận biết được phép chơi chữ trong cuộc sống hàng ngày
Lời giải chi tiết:
BPTT chơi chữ nói lái:
Đụng là cháy – chạy là đúng
Chả sợ gì – chỉ sợ già
Tác dụng: Gây tiếng cười, hài hước dí dỏm cho người nghe
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 21 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp sau:
- a. Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.
- b. Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
Phương pháp giải:
Xác định biện pháp tu từ điệp thanh và nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
a. Các câu thơ trên đều thuộc thanh Bằng đọc nhẹ một hơi gợi nỗi buồn mơ hồ, phảng phất, miên man, trải dài trong không gian mênh mông nhuốm màu thu. Nỗi buồn không trĩu nặng mà như vương vất đâu đây, lan toả trong không gian.
b. Điệp thanh trắc cùng âm tắc cuối âm tiết (thấp, uất) thể hiện sự uất ức của một người có ý thức cái tài của mình nhưng không được thoả nguyện. “Giang hồ mê chơi quên quê hương” toàn thanh bằng, các nguyên âm bổng, âm cuối là những phụ âm vang mang âm hưởng bay bổng như bước chân ngao du và tâm hồn phóng khoáng, đa tình đến phóng túng của nhà thơ.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 21 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Đọc đoạn trích sau:
Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đến Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người.
( Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà)
a. Em có nhận xét gì về thanh điệu của các âm tiết trong đoạn trích trên?
b. Việc sử dụng thanh điệu như vậy có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Xác định thanh điệu và nêu tác dụng.
Lời giải chi tiết:
a. Thanh điệu Bằng Trắc đan xen.
b. Tác dụng Gợi nhịp điệu nhẹ nhàng, lâng lâng, mơ màng. Vẻ đẹp thơ mộng, êm đềm của Sông Đà càng nổi bật và giàu chất thơ ( chất nhạc)
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 21SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Nêu tác dụng của việc kết hợp biện pháp điệp thanh và điệp vần trong trường hợp sau:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời,
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi...
(Xuân Diệu, Nhị hổ)
Phương pháp giải:
Xác định điệp thanh và điệp vân và nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
- Điệp thanh Bằng và điệp vần ương, ưng, ơi gợi cảm giác không chắc chắn, mơ hồ, không gian lâng lâng, chơi vơi tạo tính nhạc cho bài thơ
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 21 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Theo em, sự hài hoà về âm thanh trong đoạn thơ dưới đây được tạo ra nhờ những yếu tố nào?
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời...
( Tố Hữu, Nhớ đồng)
Phương pháp giải:
Xác định yếu tố về vần và thanh điệu trong bài.
Lời giải chi tiết:
- Thanh Bằng được lặp lại với một mật độ dày đặc, đặc biệt là câu hai 6 chữ cuối tác giả sử dụng thanh bằng
- Điệp vần ôi, ơi, a, at, ang.