Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 4 với đầy đủ lời giải cho Ngữ văn lớp 6, phần Cánh diều
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:
a. Gióng lớn nhanh như thổi 'cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ'. (Bùi Mạnh Nhị)
b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được (Tô Hoài)
c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài)
d.
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
(Bình Nguyên)
e. Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng... (Nguyễn Đăng Mạnh)
Phương pháp giải:
Em đọc các câu, chú ý từ ngữ in đậm và trả lời nghĩa của chúng.
Lời giải chi tiết:
a. Lớn nhanh như thổi: nghĩa người hoặc sự việc lớn rất nhanh
b. Hôi như cú: chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu
c. Cá chậu chim lồng: chỉ tình cảnh bị giam giữ, tù túng, mất tự do.
d. Bể cạn non mòn: chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất
e. Buôn thúng bán bưng: chỉ những người nghèo khổ, có ít vốn liếng buôn bán vặt vãnh, tần tảo.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Thành ngữ ở các câu a, b trong bài tập 1 đều gồm hai yếu tố có quan hệ so sánh với nhau (được biểu thị bởi từ 'như' chỉ sự so sánh). Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.
Phương pháp giải:
Em có thể tìm trong sách vở, internet hoặc theo hiểu biết của bản thân mình những thành ngữ so sánh (thường có từ “như”).
Lời giải chi tiết:
- Hiền như Bụt: chỉ sự hiền lành, lương thiện của con người.
- Đẹp như tiên: chỉ vẻ đẹp lí tưởng của người con gái.
- Mặt tươi như hoa: Mặt mày tươi tỉnh, tỏ vẻ vui vẻ, thân thiện.
- Êm ả như ru: Nhẹ nhàng, êm ái đem lại cảm giác dễ chịu.
- Lúng túng như gà mắc tóc: Chê người thiếu bình tĩnh, bối rối.
- Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn: Cử chỉ lén lút, không đường hoàng
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Thành ngữ ở các câu c, d trong bài tập 1 đều gồm hai vế tương ứng với nhau (trong đó có sự đan xen giữa các từ ở mỗi vế). Ví dụ: cá - chim, chậu – lồng; bể - non, cạn - mòn. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.
Phương pháp giải:
Em có thể tìm trong sách vở, internet hoặc theo hiểu biết của bản thân mình những thành ngữ tương quan đối xứng với nhau.
Lời giải chi tiết:
VD |
Đối xứng |
Ý nghĩa |
Chân cứng đá mềm |
Cứng-mềm |
Rắn rỏi có thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ |
Có mới nới cũ |
Mới-cũ |
Phụ bạc không chung thủy, có cái mới thường coi thường rẻ rúng cái cũ, người cũ |
Lên thác xuống ghềnh |
Lên-xuống |
Trải qua nhiều gian nan |
Ma cũ bắt nạt ma mới |
Cũ-mới |
Người cũ cậy quen biết nhiều nên ra oai, bắt nạt người mới đến chưa hiểu biết gì |
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Cho biết các thành ngữ ấy sử dụng biện pháp tu từ nào?
Thành ngữ |
|
Nghĩa |
1)Thả con săn sắt bắt con cá sộp |
a)làm ra ít tiêu pha nhiều |
|
2)Thả mồi bắt bóng |
b)may mắn rơi vào hoàn cảnh sung túc |
|
3)Chuột sa chĩnh gạo |
c)may mắn có được cái đang cần tìm |
|
4)Buồn ngủ gặp chiếu manh |
d)bỏ cái có thực chạy theo cái hư ảo |
|
5)Bóc ngắn cắn dài |
e)bỏ mối lợi nhỏ để thu mối lợi lớn |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ cột thành ngữ và cột nghĩa để ghép đáp án cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
1 - e |
2 - d |
3 - b |
4 - c |
5 - a |
1 - e
Thả con săn sắt bắt con cá sộp: bỏ mối lợi nhỏ để thu mối lợi lớn.
2 - d
Thả mồi bắt bóng: bỏ cái có thực chạy theo cái hư ảo.
3 – b
Chuột sa chĩnh gạo: may mắn rơi vào hoàn cảnh sung túc.
4 - c
Buồn ngủ gặp chiếu manh: may mắn có được cái đang cần tìm.
5 - a
Bóc ngắn cắn dài: làm ra ít tiêu pha nhiều.
=> Các thành ngữ sử dụng biện pháp tu từ: phép đối và ẩn dụ
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tìm các dấu chấm phẩy được dùng trong những câu dưới đây và chỉ ra tác dụng của chúng trong câu:
a. Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt;(1) khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước;(2) khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. (Nguyễn Đăng Mạnh)
b. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm;(1) còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. (Bùi Mạnh Nhị)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các ví dụ để tìm dấu chấm phẩy, chúng được đánh số thứ tự như dưới đây:
Lời giải chi tiết:
a. Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt;(1) khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước;(2) khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. (Nguyễn Đăng Mạnh)
- Tác dụng: dùng để liệt kê các ý về nhà văn Nguyên Hồng.
b. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm;(1) còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. (Bùi Mạnh Nhị)
- Tác dụng: dùng để liệt kê các vị anh hùng của dân tộc.
Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hãy tạo ra một đoạn văn ngắn (tầm 5 — 7 dòng) về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học mà bạn đã tham khảo; trong đoạn văn cần sử dụng các phương tiện tu từ như sau:
Mỗi dòng chữ mà ông ta viết ra đều là một giọt nước mắt ấm áp chảy ra từ trái tim rất nhạy cảm của chính mình. (Nguyễn Đăng Mạnh)
Phương pháp giải:
Bạn có thể lựa chọn một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật theo ý thích và sau đó viết một đoạn văn ngắn đáp ứng yêu cầu, sử dụng các phương tiện tu từ.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh của thánh Gióng trong trận đánh giặc là một bức tranh vô cùng oai phong và đẹp đẽ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi, đội mũ bảo hiểm, nhảy lên ngựa như một anh hùng đích thực đang gánh vác trách nhiệm bảo vệ dân tộc. Ngựa phun lửa, tráng sĩ phi ngựa đi thẳng vào vị trí của giặc, đánh giết chúng từ lớp này sang lớp khác, giặc chết như cỏ rác. Hình ảnh của anh hùng làng Gióng làm say đắm lòng người khi tham gia trận đánh, và điều này đã in sâu vào tâm trí của người Việt Nam, vẫn còn tồn tại với giá trị ban đầu trong lòng người đọc hàng nghìn năm sau.