Với soạn bài Thực hành tiếng Việt: Dấu câu trang 41, 42 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức, học sinh sẽ dễ dàng trả lời câu hỏi và soạn văn 7.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 41 Tập 2 - Kết nối tri thức
* Dấu câu
Câu 1 (trang 41 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
a. Trong câu này, dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở, ngắt quãng.
b. Dấu chấm lửng ở đây giãn nhịp điệu câu văn và chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ. Bộ phận phụ ngữ đã thoát chết tạo sự bất ngờ bởi dường như nó không liên quan đến nội dung câu trước đó khi nhân vật nói về tốc độ, động cơ, máy móc và người điều khiển con tàu. Đoạn trích này sử dụng tri thức nền làm phương tiện liên kết. Sự “có vẻ không mạch lạc” của VB tạo sự bất ngờ cho người đọc.
c. Dấu chấm lửng trong câu văn thứ nhất biểu hiện sự chưa đầy đủ của các sự vật, hiện tượng tương tự. Trong khi đó, dấu chấm lửng trong hai câu văn sau thể hiện lời nói bị ngắt giữa chừng.
Câu 2 (trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Chẳng qua chỉ là cái... ổ voi thôi mà! Ai bảo có người “mắt toét'? - Tôi khích.
Câu 3 (trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
a. Dấu ngoặc kép ở đây dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nhấn mạnh vị trí trung tâm của vũ trụ.
b, Dấu ngoặc kép trong câu văn này cũng dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nhấn mạnh ý nghĩa của từ và giúp người đọc hình dung Tâm Vũ Trụ như một “viện bảo tàng” khổng lồ và sống động.
Câu 4 (trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Các bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 đề tài sau để viết đoạn văn:
(1) Khi Khỉ quay trở lại bảo tàng để 'mượn' hòn đá Ôm-phe-lốt, Thần Đồng đã đối phó ra sao để vượt qua sự canh gác chặt chẽ của bảo vệ bảo tàng?
(2) Trong quá trình cố gắng thoát khỏi Tầm Vũ Trụ, nhân vật “tôi” và Thần Đồng đã đối mặt với những khó khăn, trở ngại hay nhận được sự giúp đỡ từ những sinh vật sống trong khu rừng cổ sinh và thảo nguyên?