Soạn bài Tiếng Việt (Lớp 9, Học kỳ II) ngắn nhất
Câu 1 (trang 97 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Nhận biết từ ngữ địa phương, chuyển những từ ngữ đó sang từ ngữ toàn dân.
- Thẹo: sẹo
- Lặp bặp : Lắp bắp
- Ba : Cha, cha dượng
- Má: Mẹ
- Kêu: Gọi
- Đâm: Biến thành
- Đũa bếp: Đũa to
- Nói trổng: Nói linh tinh
- Vô: Bước vào
Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Phân biệt từ ngôn ngữ địa phương và từ ngôn ngữ chung, sử dụng cách diễn đạt khác nhau:
a) kêu (trong “rồi kêu lên”): Từ ngôn ngữ chung - có thể thay thế bằng từ nói lớn.
b) kêu (trong “Con kêu rồi”): từ ngôn ngữ địa phương, tương đương với từ gọi.
Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Tìm những từ đặc trưng của ngôn ngữ địa phương trong 2 câu sau:
-Trái: Quả
-Chi: cái gì
-Kêu: Gọi
-Trống rỗng, trống hẻng: Trống không.
Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Điền từ ngôn ngữ địa phương và từ ngôn ngữ chung đã tìm được ở các bài tập: 1, 2, 3 vào bảng:
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân |
Thẹo | Sẹo |
Lặp bặp | Lắp bắp |
Ba | Bố, cha |
Má | Mẹ |
Kêu | Gọi |
Đâm | Trở thành |
Đũa bếp | Đũa cả |
Lui cui | Lúi húi |
Nhằm | Cho là |
Nói trổng | Nói trống không |
Vô… | Vào… |
Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
a) Không nên cho bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” sử dụng từ ngôn ngữ chung vì bé Thu còn nhỏ, chưa có cơ hội tiếp xúc với bên ngoài nên em chỉ nên sử dụng từ ngôn ngữ địa phương của mình.
b) Trong câu chuyện của tác giả cũng sử dụng một số từ ngữ địa phương của vùng đất để tạo nên bức tranh sinh động. Tuy nhiên, tác giả không sử dụng quá nhiều từ ngữ địa phương để tránh làm cho người đọc (kể cả những người không phải là người địa phương đó) cảm thấy khó hiểu.