Bài tập
(trang 71, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Trước ý kiến về một vấn đề cuộc sống được thảo luận (liên quan đến chủ đề Trải nghiệm để trưởng thành), người nghe có thể tán thành hoặc phản bác. Thói quen trao đổi như thế là rất cần thiết. Được tán thành, người nói sẽ thấy tự tin hơn vì những điều mình trình bày có sức thuyết phục. Gặp sự phản bác, người nói cần kiểm tra lại ý kiến của mình, biết điều chỉnh nếu thấy chưa đúng và biết cách bảo vệ nếu thấy xác đáng.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Diễn đạt ý kiến về vấn đề
- Bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe
Lời giải chi tiết
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Nội dung nói có thể dựa vào kết quả viết ở bài 6 hoặc bài 8. Theo đó, cần tóm lược bài viết thành một đàn ý
- Hiểu rõ vấn đề cuộc sống cần thảo luận và nội dung trình bày
- Dự đoán các tình huống người nghe có thể phản bác để có phương án tiếp thu và bảo vệ ý kiến
- Ghi chú một số lý lẽ, bằng chứng cần sử dụng
b. Huấn luyện
Đối với loại bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề cuộc sống, hình thức huấn luyện theo nhóm là phù hợp nhất.
2. Trình bày bài nói
a. Người nói
- Trình bày ý kiến về vấn đề
- Bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe
b. Người nghe
- Nhận và suy nghĩ về ý kiến của người nói
- Phát biểu ý kiến trao đổi
3. Sau khi nói
Người nói và người nghe cùng trao đổi để đánh giá và rút kinh nghiệm về một số mặt:
- Vấn đề cuộc sống được thảo luận có hấp dẫn và thực tế không?
- Cách trình bày và cách bảo vệ ý kiến của người nói đạt ở mức độ nào?
- Cách phản bác của người nghe có tác dụng tích cực với người nói không?
- Việc tổ chức thảo luận về các vấn đề cuộc sống, việc thể hiện rõ ràng thái độ tán thành hoặc phản bác những ý kiến đã phát biểu có ý nghĩa gì?