Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 25 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Nhân vật Cun Cút không được nhà văn khắc hoạ thông qua yếu tố nào?
A. Hành động
B. Lời nói
C. Suy nghĩ
D. Trang phục
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và chú ý các tình tiết xoay quanh nhân vật này.
Lời giải chi tiết:
D. Trang phục
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 25 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Để làm nổi bật cuộc sống của Cun Cút, nhà văn đã sáng tạo ra cuộc đối thoại giữa nhân vật này với nhân vật nào?
A. Bồ Chao
B. Ong thợ
C. Cóc
D. Nhái
Phương pháp giải:
Đọc các đáp án trên và xét xem nhân vật nào đối thoại với Cun Cút.
Lời giải chi tiết:
B. Ong thợ
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 25 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật này?
A. Phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao
C. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã
D. Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một giấc ngủ ngon
Phương pháp giải:
Chú ý những câu nói độc thoại và suy nghĩ của Cun Cút.
Lời giải chi tiết:
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 25 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Vì sao Cun Cút đến nay vẫn phải chui bờ, ở bụi?
A. Vì Cun Cút thích sống chui bờ, ở bụi
B. Vì Cun Cút không đủ vật liệu để làm nhà
C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc
D. Vì Cun Cút không làm theo hướng dẫn của Ong thợ
Phương pháp giải:
Chú ý phần kết truyện.
Lời giải chi tiết:
C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 26 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội?
A. Người lười biếng, ngại làm việc
B. Người nhút nhát, thiếu tự tin
C. Người thiếu kiên trì, kiên nhẫn
D. Người không cầu thị
Phương pháp giải:
Thử so sánh Cun Cút với kiểu người trong xã hội.
Lời giải chi tiết:
A. Người lười biếng, ngại làm việc
Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 26 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được.
Các câu văn trên không nói về tính cách nào của loài ong?
A. Chăm chỉ
B. Cẩn trọng
C. Kiên trì
D. Trung thực
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và xét xem những ý trên không thể hiện điều gì.
Lời giải chi tiết:
D. Trung thực
Câu 7
Trả lời câu 7 (trang 26 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Truyện có phải do nhân vật Ong thợ kể lại?
A. Đúng
B. Sai
Phương pháp giải:
Chú ý ngôi kể của truyện.
Lời giải chi tiết:
B. Sai
Câu 8
Trả lời câu 8 (trang 26 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Câu nào có chủ ngữ được mở rộng? Hãy chỉ ra thành phần mở rộng của chủ ngữ.
a) Anh hay kiếm chuyện nói quanh.
b) Những anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức mở rộng chủ ngữ trong câu.
Lời giải chi tiết:
b) Những anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh.
Câu 9
Trả lời câu 9 (trang 26 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Hãy viết lại câu văn sau theo hướng mở rộng thành phần chủ ngữ: Những chú ong chăm chỉ và cần mẫn xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Phương pháp giải:
Viết câu giữ nguyên ý, chỉ biến chủ ngữ thành cụm danh từ.
Lời giải chi tiết:
Những chú ong chăm chỉ và cần mẫn xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Câu 10
Trả lời câu 10 (trang 26 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Câu nói của những chú ong khiến ta rút ra bài học chính là chúng ta không được sống lười biếng. “Việc hôm nay chớ để ngày mai”, chỉ có chăm chỉ cần mẫn không ngừng cố gắng thì chúng ta mới có thể đạt được những điều mình mong muốn. Chúng ta hãy chăm chỉ, làm việc hết mình để đạt được thành công các bạn nhé!