Truyện viết về chủ đề gì?
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 115 SGK Văn 9 Cánh diều
Truyện viết về chủ đề gì?
A. Thiếu nhi
B. Loài vật
C. Hà Nội
D. Mùa hè
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản
Lời giải chi tiết:
A. Thiếu nhi
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2trang 115 SGK Văn 9 Cánh diều
Phương án nào phù hợp với bối cảnh của câu chuyện?
A. Khu tập thể với những hộ độc thân, gần Hồ Tây (Hà Nội); vào mùa hè
B. Khu tập thể của các gia đình nhiều thế hệ cùng sinh sống; vào mùa hè
C. Các vùng quê xung quanh Hà Nội, nơi bố mẹ con trẻ về thăm vào mỗi mùa hè
D. Khu vườn thú của Hà Nội, nơi trẻ em được tham quan vào mỗi mùa hè
Phương pháp giải:
Đọc kỹ phần đầu văn bản
Lời giải chi tiết:
A. Khu tập thể với những hộ độc thân, gần Hồ Tây (Hà Nội); vào mùa hè
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 115 SGK Văn 9 Cánh diều
Hình ảnh của các con cá cờ được miêu tả trong phần (1) của văn bản biểu hiện điều gì?
A. Cuộc sống yên bình, an toàn, hạnh phúc, tràn đầy niềm vui cho trẻ con khám phá trong khu tập thể
B. Cuộc sống quen thuộc, hẹp hòi, đơn điệu, không có sự khám phá, khám phá niềm vui mới cho trẻ em trong khu tập thể
C. Cuộc sống đầy niềm vui mới mẻ mà trẻ con mang đến cho khu tập thể vào mỗi mùa hè
D. Cuộc sống vất vả, nhọc nhằn, tạm bợ của những hộ độc thân trong khu tập thể được tái cấu trúc từ biệt thự cổ hai tầng
Phương pháp giải:
Đọc kỹ phần 1 văn bản
Lời giải chi tiết:
B. Cuộc sống quen thuộc, hẹp hòi, đơn điệu, không có sự khám phá, khám phá niềm vui mới cho trẻ em trong khu tập thể
Câu 4
Trả lời Câu hỏi
Phần văn 'Vẳng đến từ xa một tiếng đàn [...] trái tim đập...” miêu tả điều gì?
A. Ước mơ của Quang sau khi thả những con cá cờ ra Hồ Tây
B. Ước mơ của Quang khi bị lạc và bố đi tìm ở ga tàu hoả
C. Những điều Quang đang chứng kiến khi đứng trước cung Thiếu nhi cùng bạn bè
D. Những điều Quang và bạn bè tưởng tượng khi chơi ở khu nhà tập thể
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản
Lời giải chi tiết:
B. Ước mơ của Quang khi bị lạc và bố đi tìm ở ga tàu hoả
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 115 SGK Văn 9 Cánh diều
Ghép trích dẫn ở bên A với phương án phù hợp được nêu ở bên B:
A |
B |
1) Áo quần, xe pháo dắt díu nhau ra đường làm gì nữa cho thêm bụi và thêm mệt? |
a) Lời đối thoại của nhân vật vợ Chất |
2) Các anh ơi, bọn trẻ con!... |
b) Lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba |
3) Ngoài kia phố xá vẫn ồn ào. Leng keng chuông tàu điện và ẩm ẩm ô tô chạy. Những quả bóng bay đủ màu sắc... Những que kem ngọt lịm và mát lạnh... Công viên, mặt hồ xanh, chiếc xuồng máy lao vun vút tung bọt trắng.... Vườn bách thú, nào sư tử, hổ báo, cá sấu, đại bàng và khỉ, đủ mọi loại khỉ,... Thành phố rộng lớn còn biết bao nhiêu điều mới lạ, kì thủ nữa mà nó chưa biết. |
c) Lời độc thoại nội tâm của nhân vật Chất được dẫn gián tiếp, hoà vào lời của người kể chuyện ở ngôi thứ ba |
4) Cho đến nay, những con cá cờ ấy vẫn còn sống. Chúng may mắn không phải luẩn quẩn trong bể nước dưới chân hòn núi giả. Lòng hồ mênh mông... |
d) Lời đối thoại của nhân vật Chất |
e) Lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba nhưng như nhập vào tâm trạng của nhân vật Quang |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, áp dụng phần kiến thức ngữ văn về đối thoại, ngôi kể, độc thoại…
Lời giải chi tiết:
1 - c
2 - a
3 - e
4 - b
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 116 SGK Văn 9 Cánh diều
Hãy tóm tắt truyện Những con cá cờ.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, tóm tắt
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện kể về cậu bé Quang, như hàng trẻ em khác, trong mùa hè được đưa về Hà Nội sống cùng gia đình trong khu nhà tập thể. Họ vui chơi với nhau và Quang giỏi câu cá cờ từ bể đen ngòm vào bình thủy tinh. Ý định của Chất, bố Quang, đưa vợ con đi chơi dần phai nhạt, trong khi lũ trẻ cảm thấy chán chường với khu nhà. Họ đi chơi khắp nơi nhưng Quang bị lạc. Khi bị bố đánh, Quang khóc vì những chú cá rơi ra khỏi bình. Cuối cùng, cậu mang chúng ra Hồ Tây thả, để chúng được tự do.
Câu 7
Trả lời Câu hỏi 7 trang 116 SGK Văn 9 Cánh diều
Phân biệt sự khác biệt trong suy nghĩ và tâm lý của người lớn so với trẻ em ở khu tập thể.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, tìm chi tiết thể hiện sự khác biệt
Lời giải chi tiết:
Người lớn trong khu tập thể luôn coi sự yên ổn là quan trọng, không muốn ra ngoài chơi, không thích tự do
Trong khi đó, trẻ em, dù có trò chơi hấp dẫn thì cũng sẽ mau chán, cảm thấy khu nhà quá chật hẹp, mong muốn được ra ngoài khám phá
Câu 8
Trả lời Câu hỏi 8 trang 116 SGK Văn 9 Cánh diều
Chủ đề của truyện là gì. Ý nghĩa của việc nhắc đến những con cá cờ sống trong “cái bể xi măng hình bầu dục lớn, giữa bể là hòn non bộ và bể lúc nào cũng lưng lửng một lớp nước đen sâu như mực…” và giấc mơ của Quang có ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ chủ đề?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, tóm tắt chủ đề
Lời giải chi tiết:
Chủ đề: phê phán cuộc sống hẹp hòi, đơn điệu, và mong ước tự do
Việc miêu tả những con cá cờ sống trong “cái bể xi măng hình bầu dục lớn, giữa bể là hòn non bộ và bể lúc nào cũng lưng lửng một lớp nước đen sâu như mực…” đại diện cho con người sống trong sự chật hẹp, cũ kỹ, không tìm được con đường, khiến họ trở nên “ngớ ngẩn và ngu ngốc hơn nhiều so với những người sống ở nơi thoải mái”
Giấc mơ của Quang thể hiện mong muốn, ước mơ của cậu bé hoặc con người tìm kiếm một cuộc sống rộng mở hơn, tự do hơn, thoát ra khỏi những cái bể hay “khu tập thể” hẹp hòi.
Câu 9
Trả lời Câu hỏi 9 trang 116 SGK Văn 9 Cánh diều
Chi tiết 'những con cá cờ” ở cuối truyện mà Quang thả ra Hồ Tây, “lòng hồ mênh mông” mang ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, liên kết hình ảnh mở rộng
Lời giải chi tiết:
Chi tiết này giống như một sự giải thoát. Những con cá cờ bị nhốt trong cái bể xi măng đen làm cho chúng ngu ngốc, giống như trẻ em nuôi trong khu tập thể không có tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Quang thả chúng ra tự do, tượng trưng cho cơ hội tự do, cũng là lời nói lên ước mơ của cậu bé đạt được một cuộc sống rộng mở, tự do hơn.
Câu 10
Trả lời Câu hỏi 10 trang 116 SGK Văn 9 Cánh diều
Chọn một vai diễn, làm người bố hoặc cậu bé Quang, để chia sẻ bài học từ câu chuyện này.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, trích lời bài học từ góc nhìn cá nhân
Lời giải chi tiết:
Tôi là Chấp. Từ câu chuyện của con trai, tôi rút ra bài học quan trọng rằng không nên giới hạn con trẻ bên trong những rào cản mà người lớn đặt ra, và nếu có cơ hội, hãy đưa chúng ra khỏi thế giới hẹp hòi đó ra thế giới rộng lớn hơn.