Câu 1
Câu 1 (trang 124, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Dòng nào cho biết nguồn gốc chính xác của văn bản Sông nước trong tiếng miền Nam?
A. Báo Nhân Dân, ngày 18-9-2012, không có tác giả.
B. Báo Lao Động, thứ Năm, ngày 18-9-2010, phóng viên tòa báo.
C. Báo Thanh Niên, ngày 18-9-2012, Vietnamnet.
D. Báo Sài Gòn Tiếp Thị, 18-9-2012, Trần Thị Ngọc Lang.
Phương pháp giải:
Đọc toàn bộ nguồn dẫn để tìm ra đáp án chính xác.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D. Báo Sài Gòn Tiếp Thị, 18-9-2012, Trần Thị Ngọc Lang.
Câu 2
Câu 2 (trang 124, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Phần sa pô muốn thảo luận vấn đề gì?
A. Tác động của thiên nhiên đến môi trường sống, tính cách, tâm lý của con người và cách sử dụng ngôn từ đặc trưng của mỗi vùng, miền.
B. Thiên nhiên và môi trường sống có tác động rất lớn đến cuộc sống, tính cách của con người và ảnh hưởng đến tâm lý mỗi vùng, miền.
C. Tác động của thiên nhiên đến môi trường sống và tâm lí của con người và tâm lý đó sẽ ảnh hưởng đến tính cách mỗi vùng, miền.
D. Thiên nhiên và môi trường sống có tác động rất lớn đến đời sống con người và làm thay đổi tính cách, tâm lý mỗi vùng, miền.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần in đậm để tìm ra vấn đề.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A. Tác động của thiên nhiên đến môi trường sống, tính cách, tâm lý của con người và cách sử dụng ngôn từ đặc trưng của mỗi vùng, miền.
Câu 3
Câu 3 (trang 124, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nội dung chính của văn bản Sông nước trong tiếng miền Nam là gì?
A. Phản ánh ngôn ngữ Nam Bộ rất đa dạng, phong phú.
B. Ca ngợi tiếng Nam Bộ rất giàu đẹp, sáng tạo.
C. Giải thích vì sao phương ngữ Nam Bộ giàu có về các từ chỉ sông nước.
D. So sánh từ chỉ địa danh các tỉnh Nam Bộ với các tỉnh Bắc và Trung Bộ.
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài để tìm ra nội dung chính.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A. Phản ánh ngôn ngữ Nam Bộ rất đa dạng, phong phú.
Câu 4
Câu 4 (trang 124, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Dòng nào nêu đúng cấu trúc và cách trình bày văn bản Sông nước trong tiếng miền Nam?
A. Có tiêu đề, có giải thích ở cuối văn bản, có sử dụng hình ảnh.
B. Có tiêu đề, sa bố, có sự kết hợp giữa chữ viết và hình ảnh.
C. Có tiêu đề, sa bố, tài liệu tham khảo ở cuối văn bản.
D. Có tiêu đề, sa bố, giải thích ở cuối văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài để tìm ra cấu trúc và cách trình bày.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B. Có tiêu đề, sa bố, có sự kết hợp giữa chữ viết và hình ảnh.
Câu 5
Câu 5 (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Câu nào dưới đây thể hiện quan điểm của người viết?
A. Khi tàu chở hàng đầy và nặng, không thể chở thêm nữa, ta nói là tàu khẩm.
B. Từ đó dẫn đến một đặc điểm là đặt tên địa danh kết hợp với sông nước.
C. Số từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng liên quan đến sông nước vì thế vô cùng đa dạng...
D. Như vậy, một từ chỉ sông nước đã được dùng để gọi tên các giao lộ của con đường trong thành phố.
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài để tìm ra quan điểm của người viết.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C. Số từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng liên quan đến sông nước vì thế vô cùng đa dạng...
Câu 6
Câu 6 (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để minh họa nhận định: “Số từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng liên quan đến sông nước vì thế vô cùng đa dạng [...]'?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài, tìm câu văn để trích dẫn những từ ngữ.
Lời giải chi tiết:
Để minh họa nhận định: “Số từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng liên quan đến sông nước vì thế vô cùng đa dạng [...]', tác giả đã sử dụng một số từ ngữ như: rạch, xẻo, lươn, bùng, tắt, rỗng, vàm, lung, láng, bưng, bàu, cù lao, cồn, giồng...; nước lớn, nước ròng, nước rong, nước nổi, nước kém, nước đứng, nước nhửng, nước ương,...; ghe, tam bản, xuồng, vỏ lãi, tắc rằng,...
Câu 7
Câu 7 (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Mục đích của tác giả viết văn bản Sông nước trong tiếng miền Nam là gì? Câu văn, đoạn văn nào có liên quan đến mục đích đó?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài, tìm ra mục đích của văn bản và trích dẫn câu văn, đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
- Mục đích của tác giả khi viết văn bản Sông nước trong tiếng miền Nam là: muốn nhấn mạnh tác động của thiên nhiên đến môi trường sống, tính cách, tâm lý của con người và tính cách, tâm lý đó sẽ ảnh hưởng đến cách sử dụng ngôn từ đặc trưng của mỗi vùng, miền.
- Câu văn, đoạn văn nào có liên quan đến mục đích đó là:
+ Đoạn sa bố 'Nam Bộ là vùng đất sông nước, ruộng vườn. Sông rạch chẳng chìm chẳng nổi gắn bó bấy đời với sinh hoạt, chi phối đời sống kinh tế cũng như đời sống tinh thần của con người. Bài viết này muốn nhấn mạnh tác động của thiên nhiên đến môi trường sống, tính cách, tâm lý của con người và tính cách, tâm lý đó sẽ ảnh hưởng đến cách sử dụng ngôn từ đặc trưng của mỗi vùng, miền.'
+ Những từ ngữ này không chỉ đọng lại trong lời nói hàng ngày của người dân vùng đất này, là yếu tố xây dựng của nhiều địa danh mà còn thể hiện bối cảnh sáng tác của nhiều ca hát, điệu nhạc dân gian và là nguồn cảm hứng cho nhà văn, nhà thơ.
+ Ngoài những ý nghĩa... sử dụng theo nghĩa bóng để đặt tên cho những sự vật, hiện tượng khác một cách rộng rãi.
Câu 8
Câu 8 (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Theo tác giả, vì sao các tỉnh miền Nam thường đặt tên có liên quan đến sông nước?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài, tìm hiểu lý do vì sao các tỉnh miền Nam thường đặt tên có liên quan đến sông nước.
Lời giải chi tiết:
Theo tác giả, các tỉnh miền Nam thường đặt tên có liên quan đến sông nước bởi hầu hết làng xóm ở Nam Bộ đều nằm dọc theo bờ sông rạch. Điều này dẫn đến một đặc điểm là đặt tên gắn liền với sông nước.
Câu 9
Câu 9 (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tác dụng của hình ảnh minh họa trong văn bản là gì?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài, xem kỹ hình ảnh minh họa.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh minh họa trong văn bản giúp hình dung cụ thể lời diễn đạt trong văn bản.
→ Điều này làm cho văn bản trở nên sinh động và thuyết phục hơn.
Câu 10
Câu 10 (trang 125, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Văn bản đem lại cho em những thông tin hữu ích gì?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài, dựa vào nội dung chính để tìm hiểu những thông tin hữu ích.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản cung cấp cho em thông tin về ngôn ngữ phổ biến trong miền Nam của người dân. Nguồn gốc và lý do vì sao các tỉnh miền Nam thường gắn liền với sông nước. Từ những thông tin đó, em có thể hiểu sâu hơn về sự đa dạng của tiếng Việt và cách sử dụng ngôn từ của miền Nam.