Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 108, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nêu tên các truyện cười mà bạn biết. Chọn kể một truyện cười bạn thấy thú vị.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bạn để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Một số truyện cười mà bạn biết: Thầy bói xem voi; Tam đại con gà; Đi chợ; Nhưng nó phải bằng hai máy…
Kể lại truyện Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.
Đọc văn bản
Câu hỏi (trang 109, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Vì sao nhà hàng cắt cái biển?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nhà hàng phải cắt cái biển vì sau những lần sửa biển theo góp ý của mọi người thì đều bị bắt bẻ.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Các truyện Lợn cười, áo mới; Treo biển; Nói dối gặp nhau phê phán những tính xấu nào của con người?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các truyện Lợn cười, áo mới; Treo biển; Nói dối gặp nhau phê phán những tính xấu của con người như: khoe của, không có chính kiến, nói dối.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trong truyện Lợn cười, áo mới, đối thoại của hai nhân vật có điều gì đặc biệt? Trong tình huống đó, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và dựa vào kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cười, áo mới đặc biệt ở chỗ: thay vì trả lời vào trọng tâm câu hỏi thì họ lại khoe khoang những điều không liên quan đến điều mà người hỏi cần. Trong tình huống đó, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ là:
“- Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
- Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tính cách của anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cười, áo mới được thể hiện qua những chi tiết nào?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Tính cách của anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cười, áo mới được thể hiện qua những chi tiết: mặc áo mới ra cửa đứng mong có ai qua người ta sẽ khen, đứng từ sáng đến chiều, phanh váy áo, cách trả lời dư thông tin khi có người hỏi về “lợn cười”
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển đã hành động như thế nào trước những lời nhận xét của mọi người? Nếu là chủ nhà hàng thì bạn sẽ làm gì trước những lời nhận xét đó?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và đặt mình vào vị trí người chủ nhà hàng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Hành động của nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển trước những lời nhận xét của mọi người: bỏ dần các chữ trên biển mỗi khi có người chê
Nếu là chủ nhà hàng, trước những lời nhận xét của mọi người, bạn sẽ: suy nghĩ thật kỹ để xem những lời nhận xét nào phù hợp để tiếp thu.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trong truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê – gỡ biển nhiều lần có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của việc lặp lại nhiều lần tình huống bị chê – gỡ biển trong truyện Treo biển: là một thủ pháp gây cười.
Nếu tình huống này chỉ xuất hiện một lần thì ta có thể đánh giá nhà hàng biết tiếp thu ý kiến và điều chỉnh thông tin ở biển hiệu. Như vậy truyện sẽ tạo dựng một tính cách tích cực. Nhưng tình huống lặp lại nhiều lần và kết cục là không còn cái biển, tức là nhà hàng phủ nhận chính mình mặc dù các thông tin trên biển không hề sai và không gây hại. Điều này cho thấy nhà hàng không có khả năng tự đánh giá giá trị, không phân biệt được cái nên và không nên. Trong cuộc sống, đôi khi ta bắt gặp những người như vậy. Khi không có chủ kiến thì dễ bị tác động bởi người khác, thậm chí dễ bị lôi kéo theo người khác. Tiếng cười nảy sinh từ tình huống lặp lại, người đọc tự phát hiện ra tính cách của chủ nhà hàng.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Có điều gì khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dối gặp nhau?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Điều khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dối gặp nhau: Anh chàng đi làm ăn xa mới trở về làng và anh chàng nói dối khác trong làng. Anh đi làm ăn xa tả độ dài của một chiếc ghe (thuyền), anh chàng nói dối trong làng kể về độ cao của một cái cây. Độ dài của chiếc ghe và độ cao của cái cây đều phi thực tế. Kiểu nói dối này có nơi gọi là nói trạng. Có những địa phương nổi tiếng với trò nói trạng này. “Tài năng” của người nói dối là nghĩ ra những điều không bao giờ có thực, phi logic. Lời nói của hai nhân vật trong truyện đều thể hiện sự bĩa đặt, hư cấu cao độ.