Đề bài
(trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Hằng ngày, tôi thường thảo luận về một vấn đề trong cuộc sống với những người xung quanh. Vì vậy, tôi cần lưu ý điều gì khi chia sẻ ý kiến của mình và tiếp nhận ý kiến của người khác? Bài học này hướng dẫn cách trao đổi ý kiến một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
Chủ đề trao đổi: Thảo luận về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Lời giải chi tiết
Bước 1: Chuẩn bị
a. Chuẩn bị nội dung trao đổi
Tự đặt ra và trả lời các câu hỏi:
- Chúng ta cần hiểu ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên như thế nào?
- Hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn với nhau không?
- Nhìn vào xã hội hiện nay, ý nghĩa của hai câu trên còn đúng hay không?
b. Chuẩn bị cách trao đổi
- Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng tham gia trao đổi với mục đích chính là chia sẻ quan điểm của mình và lắng nghe quan điểm của người khác
- Bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng lý lẽ, bằng chứng thuyết phục và lời nói lịch sự
- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác biệt với ý kiến của mình vì một vấn đề có thể được nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều góc độ
Bước 2: Trao đổi
a. Trình bày ý kiến
- Trực tiếp thể hiện ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày bằng một số mẫu câu như: Theo quan điểm của tôi…, Theo tôi…, Tôi nghĩ rằng,...
- Trình bày lý lẽ và bằng chứng thuyết phục
- Sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp
b. Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình
- Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến, câu hỏi của người khác
- Đặt câu hỏi về những vấn đề bạn chưa rõ bằng các mẫu câu: Liệu bạn có phải là…, Bạn có thể nhắc lại câu hỏi không?
- Giải thích quan điểm của bạn nếu người nghe hiểu nhầm, cung cấp thêm lý lẽ và bằng chứng mới để thuyết phục người nghe
- Thảo luận về những vấn đề bạn cảm thấy chưa hợp lý trong phần chia sẻ
- Khích lệ phần trao đổi