Định hướng
(trang 94, Sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8, tập 2)
1.1. Khi phân tích tác phẩm văn học, trước hết, cần xác định thể loại của tác phẩm đó (truyện, thơ, kí, kịch) để áp dụng kiến thức về thể loại trong việc phân tích tác phẩm. Trong Bài 6, các bạn đã học cách phân tích một tác phẩm truyện; trong Bài 7 đã học cách phân tích một tác phẩm thơ; Bài 9 tập trung hướng dẫn các bạn cách phân tích một tác phẩm hài kịch.
Đối tượng phân tích có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc một phần của tác phẩm; cần chú ý phân tích cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; chỉ ra được tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,...) trong việc biểu đạt nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa; tình cảm, thái độ của tác giả,...).
1.2. Để viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm hài kịch hoặc truyện cười, các bạn cần chú ý:
- Xác định rõ yêu cầu nghị luận (nếu là bài làm theo đề đã cho thì yêu cầu này được thể hiện ở đề bài).
- Đọc lại tác phẩm hài kịch là đối tượng phân tích.
- Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ tập trung làm sáng rõ.
- Thực hiện các bước theo quy trình viết bài văn nghị luận.
- Chú ý lựa chọn, sử dụng bằng chứng trong tác phẩm để lí giải, phân tích, đưa ra nhận xét, góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm.
- Bài viết cần tránh việc chỉ kể lại đơn thuần nội dung hay nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật một cách chung chung, thiếu thuyết phục.
Thực hành
Phân tích đoạn trích “Đổi tên cho xã” (từ vở kịch “Bệnh sĩ” của Lưu Quang Vũ)
Phương pháp giải:
1. Mở bài: giới thiệu đoạn trích Đổi tên cho xã (nguồn gốc, vị trí, thể loại, tác giả); nêu ấn tượng, cảm nhận chung về đoạn trích
2. Thân bài
- Tóm tắt nội dung đoạn trích và nêu tình huống kịch
- Giải thích về xung đột và cách giải quyết xung đột được thể hiện trong đoạn trích
- Phân tích đặc điểm đại diện của một số nhân vật, qua đó, hiểu được ý nghĩa của đoạn trích
3. Kết bài: nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích; rút ra những bài học về nhận thức và hành động cho bản thân
Lời giải chi tiết:
Học sinh tham khảo hướng dẫn:
Gợi ý:
MB: Đoạn trích “Đổi tên cho xã” của tác giả Lưu Quang Vũ đã làm cho người đọc nhận thấy rõ sự hại của sĩ diện và tác động của nó đến cộng đồng, xã hội chỉ thông qua việc thay đổi tên của xã Hùng Tâm.
TB:
- Tình huống trong đoạn trích là gì? Có những nhân vật nào?
+ Xã Hùng Tâm tổ chức cuộc họp thông báo về những thay đổi của xã Hùng Tâm từ tên xã đến chức vụ của một số người.
+ Các nhân vật: Ông Nha, Văn Sửu, ông Độp, bà Độp, ông Thìn.
- Các nhân vật có đặc điểm gì, đại diện cho loại người nào?
+ Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha là hình mẫu cho loại người thích sống giả dối trong xã hội. Ông Nha là một người sống giả dối và tham vọng một cách mù quáng. Ông mong muốn xây dựng và phát triển một xã khoa học để ông tự mãn với các xã khác và với cấp trên. Ông tìm hiểu về những nơi khác nhưng chỉ nhanh chóng, chưa có sự phân tích thực tế của xã mình mà đã vội vàng thực hiện thay đổi. Ông muốn phát triển kinh tế nhưng lại bỏ rơi những gì là cần cho cuộc sống của người dân nơi đây. Ông sử dụng từ ngữ cao siêu nhưng thực tế thì thấp hèn vì những gì ông nói chỉ là trống rỗng, ông thăng chức một cách dễ dàng nhưng thực tế thì không có gì đáng kể, ngay cả những người giữ chức vụ đó cũng không hiểu rõ mình phải làm gì.
+ ...
- Hành động và lời thoại của các nhân vật được mô tả ra sao?
+ Nhân vật trong đoạn trích có sự không phù hợp giữa bên trong và bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động làm cho việc họ trở nên hài hước. Ví dụ: Ông Đốp một người làm nghề mổ heo lại được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hùng Tâm; Ông Thình là một đội trưởng làm công việc tạm thời của xã lại được chọn làm Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ...
- Có những chi tiết vô lý, gây cười nào để thể hiện tính hài hước của đoạn trích?
+ Ngôn ngữ của ông không phù hợp với một cuộc họp trang trọng. Lời nói có nhiều từ ngữ không hiểu rõ nghĩa như: ta mở ra, ta mở ra pháo. Cái buồn cười ở chỗ ông muốn phát triển kinh tế nhưng những công việc tốt ở xã lại được triệt để bỏ qua, chuyển sang sản xuất pháo, điều mà ngay cả những người được giao trách nhiệm quản lý cũng không hiểu rõ. Ông Nha càng cố gắng sử dụng những từ ngữ khoa học, càng bộc lộ ra nhiều điều thiếu hiểu biết của mình như Trung tâm Công nghệ mà chỉ sản xuất pháo.
+ ....
- Có những xung đột nào trong đoạn trích? Kết quả giải quyết là gì?
+ Văn bản thể hiện sự mâu thuẫn giữa cái tốt và cái xấu. Ông Nha vẽ ra một tưởng tượng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cảnh nghèo đói. Đó là sự đối lập giữa lý tưởng và thực tế.
+ Kết quả là một loạt chức vụ mới được tạo ra nhưng không hợp lý và hỗn loạn.
Kết bài:
+ Đoạn trích “Đổi tên cho xã” đã nêu lên và chỉ trích một vấn đề đau lòng trong xã hội Việt Nam, đó là sĩ diện.
+ Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp hài hước, phóng đại. Ví dụ: Ông Nha vẽ ra những tưởng tượng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh nhưng thực tế thì chỉ là những lời nói trống rỗng, giả dối, lố bịch.