Câu 1
Câu 1 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Văn bản trên chia thành bao nhiêu phần? Xin tóm tắt nội dung của từng phần.
Phương pháp giải:
Dựa vào tài liệu, phân chia văn bản thành các phần và tóm tắt nội dung của mỗi phần.
Lời giải chi tiết:
Văn bản này chia thành 4 phần chính:
- Phần 1: Tóm tắt
+ Đề cập đến tiêu đề/bài báo cáo: Bảo tồn đa dạng sinh học chim trong một số khu bảo tồn ở khu vực Đông Bắc Việt Nam.
+ Tóm tắt mục tiêu, phương pháp, và phạm vi nghiên cứu.
- Phần 2: Mở đầu:
+ Đưa ra vấn đề nghiên cứu, lý do thực hiện nghiên cứu, và nêu mục tiêu, câu hỏi, phương pháp, và phạm vi nghiên cứu.
- Phần 3: Nội dung nghiên cứu:
+ Cung cấp cơ sở lý luận.
+ Trình bày kết quả khảo sát. Giải thích, phân tích ý nghĩa của dữ liệu.
+ Đề xuất giải pháp dựa trên kết quả khảo sát hiện tại.
- Phần 4: Kết luận và khuyến nghị:
+ Tóm tắt kết quả nghiên cứu
+ Liệt kê các tài liệu tham khảo.
Câu 2
Câu 2 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Các tác giả đã đề xuất những câu hỏi nghiên cứu nào? Kết quả nghiên cứu có trả lời được các câu hỏi nghiên cứu không? Hãy giải thích.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, xác định các câu hỏi nghiên cứu mà tác giả đã đề xuất. Cho biết kết quả nghiên cứu có trả lời các câu hỏi nghiên cứu theo thứ tự hay không và giải thích.
Lời giải chi tiết:
Các tác giả đã đề xuất những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Tình hình bảo tồn chim ở các khu bảo tồn như thế nào?
- Có phương pháp nào để quản lý đa dạng loài chim đặc biệt, cũng như tài nguyên thiên nhiên nói chung không?
Kết quả nghiên cứu đã trả lời các câu hỏi nghiên cứu theo thứ tự vì kết quả của cuộc khảo sát đã giải đáp các câu hỏi nghiên cứu bằng chứng cụ thể, số liệu, và đề xuất một số giải pháp cho việc quản lý đa dạng loài chim đặc biệt và tài nguyên thiên nhiên nói chung.
Câu 3
Tại sao cần trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu, phạm vi khảo sát hoặc thực nghiệm?
Phương pháp giải:
Từ văn bản trên, rút ra các kinh nghiệm học được, giải thích lý do vì sao cần trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu, phạm vi khảo sát hoặc thực nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Cần phải trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu, phạm vi khảo sát hoặc thực nghiệm để giúp người đọc hiểu được những điều cơ bản của bài báo cáo, đồng thời hiểu được cách thức và độ chính xác của các thông tin được trình bày.
Câu 4
Câu 4 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Ý nghĩa của việc lý giải kết quả khảo sát thực nghiệm là gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào văn bản trong phần Ngữ liệu tham khảo, đưa ra quan điểm cá nhân về ý nghĩa của việc lý giải kết quả khảo sát thực nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của việc lý giải kết quả khảo sát thực nghiệm là để giải thích, làm rõ các số liệu, chứng cứ đã được khảo sát giúp người đọc dễ hiểu và theo dõi thông tin mà người viết muốn truyền đạt.
Câu 5
Câu 5 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Danh mục tài liệu tham khảo đã được trình bày đúng quy cách hay chưa?
Phương pháp giải:
Từ phần Tri thức về kiểu bài, cho biết danh mục tài liệu tham khảo đã được trình bày đúng quy cách hay chưa.
Lời giải chi tiết:
Danh mục tài liệu đã được trình bày đúng quy cách, bao gồm: tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, tên nhà xuất bản/tạp chí (theo thứ tự ABC).
Câu 6
Câu 6 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Sau khi đọc văn bản trên, bạn rút ra được những lưu ý gì về cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên?
Phương pháp giải:
Sau khi đọc văn bản, đưa ra những lưu ý cá nhân về cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Những lưu ý về cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên:
- Cần xác định rõ vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.
- Cần trình bày kết quả nghiên cứu đầy đủ, ngắn gọn, thuyết phục người đọc.
- Sử dụng ngôn ngữ chính xác, khách quan. Cần ghi nguồn dẫn đầy đủ cho các tài liệu tham khảo.
Thực hiện quy trình viết
Câu hỏi (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tìm hiểu và viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội mà bạn và nhiều người quan tâm
Phương pháp giải:
Chuẩn bị viết: Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng độc giả. Sau đó lập dàn ý chi tiết và thực hiện viết bài theo dàn ý. Bài viết cần đầy đủ, đáp ứng yêu cầu một bài viết luận.
Lời giải chi tiết:
Bài viết tham khảo:
Thực trạng tâm lý tự ti ở thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay
Tóm tắt:
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng vấn để: xác định và đánh giá thực trạng tâm lý tự ti ở bộ phận các bạn trẻ Việt Nam ngày nay, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti cho các bạn. Khảo sát được thực hiện tại một trường thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.
Từ khóa: Thành phố Hà Nội; tâm lý tự ti ở bộ phận các bạn trẻ, cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti.
1. Mở đầu:
Ở Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung, dù chăm chỉ, tài năng và đầy tiềm năng, người trẻ hiện nay luôn cảm thấy bản thân không xứng đáng với những thành tựu đạt được. Phải chăng đó là kết quả của phương pháp giáo dục 'thưởng cho người giỏi, đánh cho người dốt', hay trong mắt một số bậc phụ huynh Châu Á, con cái luôn là người “nói không suy nghĩ, làm không chắc chắn”; thậm chí nhiều cha mẹ đặt ra tiêu chuẩn quá cao thiếu thực tế cho con cái mình. Hơn nữa, khi một đứa trẻ làm kiểm tra không tốt, cha mẹ lại thế mà mắng mỏ và phạt, đổ tội “vi phạm kỷ luật”, giáo viên buộc phải đứng giữa lớp cho mọi người phê bình, không có sự tôn trọng nào đối với trẻ... Thế hệ trẻ ngày nay trở thành đối tượng dễ mắc phải các hội chứng tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu. Với những áp lực ấy, họ dần thấy sợ phải thử, phải làm và sợ vấp ngã, dần dần bị chìm nghỉm trong tâm lý tự ti, mặc cảm; để mặc nó nhấn chìm bản thân họ… Nhận thức được tầm nghiêm trọng của vấn đề này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: Thực trạng tâm lý tự ti của các bạn trẻ hiện nay như thế nào? Yếu tố dẫn tới tâm lý tự ti và sự ảnh hưởng của tâm lí ấy đối với người mắc phải là gì? Cần có những biện pháp khắc phục để thay đổi tâm lý tự ti trong cuộc sống như thế nào?
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là: (1) quan sát một số bạn học sinh tại trường về các biểu hiện tâm lý, hành động hàng ngày, (3) phỏng vấn các bạn học sinh về tự ý thức bản thân có đang là đối tượng mắc tâm lý tự ti, (3) nghiên cứu tài liệu về tâm lý con người như Tâm Lý Học Hành Vi (Khương Huy), Giải Mã Hành Vi – Bắt Gọn Tâm Lý,...Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2022 - 04/2022 tại trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm, THPT Nguyễn Thị Minh Khai - Phúc Diễn,....
2. Nội dung nghiên cứu
2.1 Khái niệm tâm lý tự ti:
Tự ti hiểu đơn giản là một nét tính cách và chúng luôn hiện hữu bên trong mỗi chúng ta, là một biểu hiện trạng thái hết sức bình thường; nhưng nếu không sẵn sàng bước ra khỏi cái vỏ bọc đó, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào vòng xoáy ám ảnh tâm lý và bị “nó” đánh gục. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, khi đối mặt với một số người hoặc một số thời điểm nhất định, họ đều có cảm giác tự ti chung. Nguyên nhân của tâm lí ấy xuất hiện từ việc tất cả chúng ta đều mong muốn mình trở thành một phiên bản tốt nhất, hoàn hảo nhất. Tự ti là con dao hai lưỡi, đôi khi trạng thái tự ti là động lực thúc đẩy con người vượt lên khó khăn, hoàn thiện bản thân hơn; nhưng ngược lại nếu tự ti quá mức sẽ khiến chúng ta tự hạ thấp mình, coi nhẹ bản thân, nghi ngờ khả năng của mình, luôn cho rằng mọi người cười nhạo, chê bai mình rồi từ đó ngại giao tiếp, sống thu mình trong tập thể...
2.2 Kết quả nghiên cứu và đề xuất
2.2.1. Thực trạng tâm lý tự ti của các bạn trẻ:
Thống kê được thực hiện ở 130 bạn trẻ trong độ tuổi từ 16 – 17 tuổi cho thấy, có đến 9.4% bạn có biểu hiện sống khép kín, tự ti và mặc cảm.
Tâm lí tự ti có thể do áp lực từ việc học tập: áp lực về kết quả học tập không được như bản thân kỳ vọng, tự ti với bạn bè trong lớp. Đồng thời, học sinh còn thiếu các kỹ năng học tập nền tảng (kỹ năng đọc sách, thuyết trình, làm việc nhóm...) để thích nghi với sự thay đổi về mặt tâm sinh lý của mình.
Tự ti tuy chỉ là một nét tính cách và chúng luôn hiện hữu bên trong mỗi chúng ta, đó là một biểu hiện trạng thái hết sức bình thường; nhưng nếu không sẵn sàng bước ra khỏi cái vỏ bọc đó, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào vòng xoáy ám ảnh tâm lý và bị “nó” đánh gục, có thể thấy thiếu tự tin được xem như là “hòn đá” cản đường khiến bạn lỡ mất nhiều cơ hội thành công, không thể bước tiếp đến những mục tiêu, ước mơ của mình.
2.2.2. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti.
Đứng trước hệ quả mà tự ti gây ra, mỗi bạn trẻ nên có những giải pháp khắc phục tâm lý tự ti phù hợp với bản thân mình. Thêm vào đó, vai trò của gia đình, bạn bè và nhà trường cũng rất quan trọng đối với sự cải thiện này.
Mỗi bạn học sinh nên bắt đầu học cách giao tiếp, thêm vào đó, không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân, đặt cho bản thân nhiều mục tiêu để phấn đấu hoàn thiện bản thân. Hơn nữa, các bạn nên học cách chấp nhận bản thân mình, không nên so sánh với người khác, luôn giữ vững lập trường.
Bạn bè đồng trang lứa nên tạo ra những cơ hội cùng nhau tham gia trong các hoạt động tập thể và cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, những khó khăn trong cuộc sống. Nhà trường và xã hội nên tạo thêm nhiều những hoạt động xã hội lành mạnh giúp các bạn dễ dàng thể hiện bản thân mình, trau dồi thêm kỹ năng cho bản thân họ, đồng thời đó cũng là cơ hội để các bạn được gặp gỡ và tương tác với những người khác cùng sở thích.
Cha mẹ nên xây dựng bầu không khí gia đình vui vẻ, hòa thuận, chia sẻ lẫn nhau, lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tôn trọng con cái, phát triển tính tự trọng am hiểu của con.