Ngữ liệu trên được trích đoạn hay là một bài viết hoàn chỉnh? Làm thế nào để xác định điều này?
Đọc ngữ liệu tham khảo
Câu 1 (trang 19, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Ngữ liệu trên là một bài viết hoàn chỉnh hay trích đoạn? Dựa vào đâu để nhận định như vậy?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.
- Chú ý những dấu hiệu nhận biết đó là bài hoàn chỉnh hay đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
- Ngữ liệu trên là một trích đoạn.
- Dấu hiệu nhận biết: đầu bài viết có xuất hiện kí hiệu [...].
Câu 2 (trang 19, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Xác định luận điểm được nêu trong ngữ liệu.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.
- Đánh dấu những luận điểm ở mỗi đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Luận điểm được nêu trong ngữ liệu bao gồm:
+ Hình ảnh mây và sóng ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng đầy hấp dẫn.
+ Biện pháp tu từ điệp ngữ có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh ở đoạn cuối bài thơ Mây và sóng.
+ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé rất đáng yêu với trái tim tràn đầy yêu thương, trí tưởng tượng phong phú và giàu óc sáng tạo.
Câu 3 (trang 19, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Luận điểm đó được làm sáng tỏ bằng những lí lẽ, bằng chứng nào?
Phương pháp giải:
- Đọc ngữ liệu văn bản.
- Đánh dấu những lí lẽ, bằng chứng cho mỗi luận điểm ở các đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Luận điểm |
Lí lẽ, bằng chứng |
Hình ảnh mây và sóng ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng đầy hấp dẫn. |
- Gợi liên tưởng tới những thế giới xa xôi, hư ảo, huyền bí, những cám dỗ ở đời,... - Biện pháp ẩn dụ “buổi sớm mai vàng” (the golden dawn) đã mở ra một khoảng không gian tràn ngập ánh sáng mặt trời rực rỡ, lấp lánh. - Miêu tả vầng trăng trong thế giới của những người trên mây là “vầng trăng bạc” (the silver moon) à mĩ lệ hóa vẻ đẹp của vầng trăng. |
Biện pháp tu từ điệp ngữ có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh ở đoạn cuối bài thơ Mây và sóng. |
- Điệp từ con vừa khẳng định vai trò chủ thể của em bé, vừa gợi cảm giác về sự hiếu động, linh lợi, nhanh nhẹn của em trong những trò chơi. - Điệp từ lăn gợi hình ảnh em bé vô tư hồn nhiên, tinh nghịch vui chơi bên người mẹ hiền từ, dịu dàng, âu yếm che chở cho con. |
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé rất đáng yêu với trái tim tràn đầy yêu thương, trí tưởng tượng phong phú và giàu óc sáng tạo. |
- Những câu hỏi của em bé hỏi mây và sóng thể hiện niềm yêu thích được vui chơi, tình yêu thiên nhiên, khát vọng được đặt chân đến những thế giới xa xôi, huyền bí để khám phá. - Em bé từ chối lời mời của những người trên mây, trong sóng vì em biết mẹ rất yêu thương em, muốn em ở bên và em cũng muốn như vậy. |
Câu 4 (trang 19, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Nêu tác dụng của câu cuối trong ngữ liệu.
Phương pháp giải:
Chú ý câu cuối trong ngữ liệu.
Lời giải chi tiết:
- Câu cuối trong ngữ liệu: “Lời của em đã nói hộ tấm lòng của mỗi chúng ta đối với mẹ của mình: Đi đâu mà bỏ mẹ già/ Gối nghiêng ai sửa, kỉ trà ai dâng? (ca dao); Mẹ già ở chốn lều tranh/ Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con (ca dao).
- Câu cuối trong ngữ liệu có tác dụng:
+ Tình cảm của em bé trong bài thơ là tình cảm mang tính bao quát của tất cả con người, những ai có mẹ đối với mẹ mình.
+ Mở rộng liên tưởng, cho thấy sự gần gũi giữa tình cảm của em bé trong bài thơ đối với mẹ và tình cảm mẫu tử được thể hiện trong ca dao người Việt.
+ Thấy được tình cảm mà em bé dành cho mẹ của mình.
+ Như một lời răn dạy về sự hiếu thảo đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.
Thực hành viết theo quy trình
Viết một văn bản nghị luận phân tích và đánh giá một tác phẩm trữ tình từ SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ yêu cầu của việc viết nghị luận phân tích và đánh giá một tác phẩm trữ tình
- Lập dàn ý chi tiết.
- Tham khảo tài liệu.
- Thực hiện việc viết.
- Kiểm tra và sửa lỗi (nếu có).
Lời giải chi tiết:
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích và đánh giá một tác phẩm thơ hoặc văn trữ tình từ bài học SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo.
2. Thân bài
a. Phân tích chủ đề
Bài thơ hoặc văn trữ tình thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.
b. Đánh giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
* Khổ 1: Tín hiệu của mùa thu
- Dấu hiệu “hương ổi” → đậm hương vị miền quê.
- Động từ mạnh “phả” → gợi liên tưởng về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” trong mùa thu.
- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” → gợi những bước đi chầm chậm của mùa thu.
* Khổ 2: Cảnh trời đất vào mùa thu
- Từ láy “dềnh dàng” → dòng chảy không vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng vẻ đẹp trữ tình của mùa thu.
- Nhân hóa “chim vội vã” → đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông.
- Động từ “vắt” để miêu tả đám mây: gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.
* Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà văn về cuộc sống
- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được sử dụng để miêu tả thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.
- Nắng, sấm, mưa: ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, khó khăn trong cuộc đời.
3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.
Bài viết chi tiết
Bài thơ hoặc văn trữ tình luôn là một chủ đề quen thuộc và đầy lãng mạn. Bằng cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, tác giả đã tạo ra một tác phẩm phản ánh cảm xúc, rung động của tâm hồn trước cảnh thiên nhiên trong ngày hạ mạt. Bài viết này sẽ phân tích và đánh giá những nét đặc sắc của tác phẩm trữ tình từ SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo.
Sang thu đến với những vẻ đẹp trữ tình, nơi thiên nhiên hòa quyện vào những rung động tình cảm của con người. Dưới bàn tay tài năng của tác giả, mỗi chi tiết trong bức tranh mùa thu như một mảnh ghép cuộc sống, mang lại cho độc giả những cảm xúc sâu lắng và ý nghĩa sâu xa.
Từ “hương ổi” đến “sương thu”, từ “dềnh dàng” đến “vắt”, mỗi từ ngữ đều được chọn lựa kỹ lưỡng, góp phần làm nên sự hài hòa, tinh tế của bức tranh mùa thu đặc sắc này.