
1 Hướng dẫn phân tích văn bản
Câu 1 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định ý chủ đề và ý kết của đoạn văn.
Phương pháp giải:
Sử dụng kỹ năng đọc hiểu
Áp dụng kiến thức về ý chủ đề
Lời giải chi tiết:
Ý chủ đề: “Bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Thảo đã đưa tôi về thế giới tuổi thơ đầy hồn nhiên, đồng thời khiến tôi ngạc nhiên, thích thú vì những phát hiện tinh tế của nhà thơ về trẻ con”
Ý kết: “Tôi thầm cảm ơn nhà thơ đã giúp tôi nhận ra một điều thiêng liêng: với cha mẹ, con cái luôn là món quà tuyệt vời nhất.”
2 Hướng dẫn phân tích văn bản
Câu 2 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tóm tắt phần thân đoạn.
Phương pháp giải:
Áp dụng kỹ năng tóm tắt một đoạn văn
Bài thơ được chia thành ba đoạn để thể hiện nhiều nội dung khác nhau. Nếu hai khổ thơ đầu thể hiện cảm nhận ngây thơ hồn nhiên của con về cuộc sống khi con kể chuyện với mẹ, thì khổ cuối là sự nghẹn ngào, hình ảnh đứa con và tình mẫu tử thiêng liêng khiến cho người mẹ dâng trào cảm xúc sáng tạo nghệ thuật.
3 Hướng dẫn phân tích văn bản
Câu 3 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tác giả sử dụng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện như thế nào trong bài viết?
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức về ngôi kể
Lời giải chi tiết:
Tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất “tôi” để chia sẻ cảm nghĩ
Đối với tác giả và tất cả những người mẹ, đứa con là kho báu vô giá, là nguồn sống, là tình yêu thương không biên giới. Đọc từng câu trong văn bản, chúng ta cảm nhận thấy câu nào cũng đậm chất, ngọt ngào, trìu mến.
4 Hướng dẫn phân tích văn bản
Câu 4 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình?
Phương pháp giải:
Vận dụng kỹ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Để làm rõ cảm xúc của mình, tác giả đã lắng nghe con, chia sẻ cùng con, đặc biệt tác giả đã nhắc lại được tất cả những điều con nói, những điều con đã tâm sự. Cho thấy nhà thơ rất hiểu con, thấu hiểu những suy nghĩ non nớt, không chê bai mà ngược lại vui vẻ, cùng con khám phá thế giới xung quanh.
5 Hướng dẫn phân tích văn bản
Câu 5 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các phép liên kết câu
Lời giải chi tiết:
Phép thế: “Đó” thay cho “những lời con nói với mẹ về cuộc sống qua cách cảm nhận hồn nhiên, ngây thơ của đứa trẻ
Phép nối: “Đúng lúc này”
Hướng dẫn viết
(trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nhận của em về bài thơ đó.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức làm văn
Lời giải chi tiết:
Cảm nhận về bài thơ Ông Đồ:
Vũ Đình Liên là một nhà thơ đa tài đã để lại cho văn học Việt Nam nhiều tác phẩm nổi bật. Thơ ông mang một giọng điệu hoài cổ rất đặc trưng. Ông Đồ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Vũ Đình Liên, nói lên thực trạng đáng buồn của một loại hình nghệ thuật vốn là truyền thống đang ngày càng mai một và dần lùi sâu vào dĩ vãng. Bài thơ mang đến sự tiếc nuối vô cùng của tác giả cho một sự đổi thay không đáng có.
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nền văn hóa Hán học đang mất dần vị thế do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Vũ Đình Liên đã sáng tác bài thơ này năm 1936, thể hiện sự lo lắng và tương tư về tình trạng hiện tại của nền văn hóa truyền thống. Điều này được thể hiện qua việc ông sử dụng hình ảnh của nhân vật ông đồ để phản ánh tâm trạng của mình và xã hội.
Bài thơ mang đến cho người đọc cảm giác thấu hiểu về sự biến đổi của xã hội và nỗi lo lắng về sự mất mát của giá trị truyền thống. Qua việc phê phán và tiếc nuối, tác giả gửi đi thông điệp về việc bảo vệ và gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc.