Điền thông tin phù hợp vào bảng dưới đây (ghi vào vở) Tìm điểm tương đồng về đối tượng trào phúng và kỹ thuật trào phúng của một trong ba văn bản Màn diễu hành - trình diễn quan thanh tra, Tiền bạc và tình ái, Thật và giả với tích trò sân khấu dân gian hoặc truyện cười dân gian mà bạn biết.
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 159 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Điền thông tin phù hợp vào bảng sau (làm vào vở):
Văn bản |
Tình huống |
Xung đột |
Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra |
||
Tiền bạc và tình ái |
||
Thật và giả |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Văn bản |
Tình huống |
Xung đột |
Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra |
Thị trưởng được cấp báo có quan thanh tra từ Thủ đô Xanh Pê-téc-bua bí mật đến thành phố. Quan chức địa phương nháo nhào cắt đặt phương án đối phó |
Quan chức địa phương tìm đến nịnh bợ, mua chuộc, hối lộ Khle-xta-kốp - một kẻ bị nhận nhầm là chính khách- mong y bỏ qua sai phạm của họ trong công việc. |
Tiền bạc và tình ái |
Cảnh mất tiền, tra hỏi và mặc cả tiền - tình |
Người cha hám của và những đứa con, những người xung quanh mình, chính sự tham lam về tiền bạc đã khiến rạn vỡ trong gia đình |
Thật và giả |
Các “ứng viên Hoàng hậu" và cô Quế Nga gặp gỡ Nhà vua. |
Những xung đột ngầm âm ỉ dồn nén trong nội tâm nhân vật: Nhà vua tức giận, phẫn nộ trước những lời nói dối của mọi người, nhưng cũng chính bởi lời nói dối, nhà vua biết được tình cảm của ai dành cho mình mới là thật lòng. |
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 159 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Tìm điểm tương đồng về đối tượng trào phúng và kỹ thuật trào phúng của một trong ba văn bản Màn diễu hành - trình diễn quan thanh tra, Tiền bạc và tình ái, Thật và giả với tích trò sân khấu dân gian hoặc truyện cười dân gian mà bạn biết.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, áp dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đối tượng trào phúng: sự dối gạt, lừa lọc
Kỹ thuật trào phúng: tạo nên sự hài hước từ những điều không logic, không chính xác
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 159 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Tìm một vài câu thơ/ câu văn sử dụng kỹ thuật ngôn từ nghịch ngữ và phân tích tác dụng của kỹ thuật này.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, áp dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chúng ta ra đời vào thế gian này
Để mãi đi tìm cái vĩnh cửu
(Thế gian này)
→ Thế gian này/vĩnh cửu là một cặp ngược đối: thế gian này là cuộc sống ngắn ngủi, tạm bợ; vĩnh cửu là điều vĩnh viễn, không thay đổi. Hai mặt ngược đối đó không chỉ phản ánh hiện thực thuần túy của thời gian trong các trạng thái khác nhau, mà quan trọng hơn là thể hiện sự nghịch lý trong mong muốn của con người.
Những người chiến thắng của chúng ta thường dùng “sự giáo dục” của mình với những người dân bản xứ bằng đá đít hoặc roi vọt.
→ Giáo dục/ đá đít, roi vọt: châm biếm một cách mỉa mai về phương thức giáo dục tiên tiến của thực dân Pháp
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 159 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Khi viết thư trao đổi công việc, cần lưu ý gì về hình thức, giọng điệu, ngôn ngữ?
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Hình thức |
Cô đọng, tập trung vào mục đích trao đổi công việc |
Ngôn ngữ, giọng điệu |
Nhã nhặn, tạo sự tin cậy, trọng thị lẫn nhau |
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 159 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Khi thực hiện tranh luận về vấn đề có ý kiến trái chiều, chúng ta cần có thái độ như thế nào?
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, áp dụng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Lắng nghe một cách chân thành
2. Tôn trọng quan điểm của người khác
3. Đặt ra các câu hỏi mang tính xây dựng
Một thái độ lắng nghe và tôn trọng sẽ giúp tạo ra một môi trường tranh luận tích cực và xây dựng, giúp mọi người tiếp cận vấn đề một cách toàn diện và cởi mở hơn.
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 159 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Hãy tạo ra một sản phẩm độc đáo để giới thiệu một vở hài kịch mà bạn yêu thích và chia sẻ nó với các bạn trong lớp.
Phương pháp giải:
Hãy nhớ lại kiến thức đã học và áp dụng để trả lời câu hỏi.
Giải thích chi tiết:
Vở hài kịch: “Ông Giuốc-đanh ăn mặc trang trọng'