Soạn văn 8: Tóm tắt ngắn nhất các trang 87 và 88 Tập 2 với sự tương thích hoàn hảo với sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8. Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 8 một cách dễ dàng hơn.
Soạn văn 8: Tri thức trong Ngữ văn - Trang 87 Tập 2 - Tóm tắt ngắn nhất về Kết nối tri thức
1. Mục tiêu của văn bản thông tin và mối quan hệ giữa thông tin khách quan và ý kiến chủ quan
Mục đích của văn bản thông tin |
Là cung cấp thông tin xác thực về một sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống tự nhiên và xã hội. |
Cách đưa thông tin khách quan |
Người viết cần công phu tra cứu tài liệu, biết tiếp cận thực tế và ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận những gì mình thu nhận được với sự hỗ trợ của các phương tiện tác nghiệp chuyên dụng. |
Mối quan hệ giữa thông tin khách quan và ý kiến chủ quan |
Bên cạnh việc cung cấp thông tin, tác giả văn bản còn cần thể hiện quan điểm đánh giá của mình về đối tượng được đề cập, xem như là một cách định hướng giá trị. Tuy vậy, ý kiến chủ quan của tác giả phải được đặt độc lập với phần cung cấp thông tin khách quan, đảm bảo thông tin đưa đến cho người tiếp nhận không bị bóp méo, sai lạc. |
2. Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên
Nhận diện |
Đây là loại văn bản phổ biến trên báo chí và các tài liệu khoa học. |
Mục đích |
Nhằm làm sáng tỏ bản chất, nguyên nhân xuất hiện và những tác động tích cực hoặc tiêu cực có thể có đối với đời sống con người của một hiện tượng tự nhiên nào đó. |
Yêu cầu |
+ Miêu tả được hiện tượng với những biểu hiện điển hình, có thể kèm theo những hình ảnh trực quan, kết quả của việc ghi nhận tại chỗ hoặc khai thác từ những nguồn tài liệu đáng tin cậy. + Giải thích hiện tượng bằng những căn cứ và lập luận khoa học. |
3. Văn bản giới thiệu một bộ phim
Nhận diện |
Thường được đăng trên các báo và tạp chí chuyên ngành như Thế giới điện ảnh, Truyền hình,… |
Mục đích |
Quảng bá các sản phẩm điện ảnh hay giúp khán giả có được những hiểu biết thường thức về điện ảnh. |
Yêu cầu |
+ Tùy vào loại phim được phân chia theo các tiêu chí khác nhau mà người viết xác định điểm nhấn và chọn cách triển khai khác nhau. + Nêu được thông tin về nhà sản xuất, năm phát hành, các thành viên chủ chốt của đoàn làm phim, nội dung phim, những giá trị nổi bật của phim,... + Có sự kết hợp linh hoạt giữa thông tin khách quan và đánh giá chủ quan, giữa phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (thường là ảnh chụp pa-nô quảng cáo hoặc một số cảnh phim đặc sắc), được trình bày hấp dẫn, có sức thu hút đối với người tiếp nhận. |
4. Câu phân loại theo mục đích nói, câu phủ định và câu khẳng định
Kiểu câu |
Đặc điểm |
Câu hỏi (nghi vấn) |
Kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi, thường có sự xuất hiện của những từ nghi vấn như: ai gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hử, hả, (có)... không, (đã).. chưa hoặc từ hay dùng để nối các vế câu biểu đạt quan hệ lựa chọn. Khi viết, câu hỏi được kết thúc bằng dấu chấm hỏi. |
Câu khiến (cầu khiến) |
Yêu cầu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị khuyên bảo,..., thưởng có mặt các từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... Khi viết, cầu khiến được kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm, tuỳ vào mức độ nhấn mạnh của người nói đối với yêu cầu được phát ra. |
Câu cảm (cảm thán) |
Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết, thường có sự hiện diện của những từ ngũ cảm thần như: Ôi, than ôi, hơi ôi (ơi), chao ôi (ơi), trời ơi (ôi),... Khi viết, người ta thường kết thúc câu cảm bằng dấu chấm than. |
Câu kể (trần thuật) |
Kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả.... nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc. Khi viết, câu kể thường được kết thúc bằng dầu chấm, cũng có thi bằng dấu chấm than hay chấm lửng. |
5. Sự phân loại giữa câu phủ định và câu khẳng định
Câu phủ định |
Câu khẳng định |
- Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đầu (có).... Dùng để: a) thông bảo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất quan hệ nào đó (phủ định miêu tả) b) phản bác một ý kiến một nhận định (phủ định bác bỏ) |
- Là câu không có phương tiện thể hiện sự phủ định vốn thường được dùng để đánh dấu câu phủ định. - Dùng để: xác nhận có sự tồn tại của một đối tượng hay của một diễn biến nào đó. |