Câu 1
Câu 1: (Trang 54, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Tìm và xác định chức năng của số từ trong các câu sau:
a. Vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc chiếc khăn, cành lá,...tượng trưng cho cờ.
(Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trò chơi cướp cờ)
b. Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định để trọng tài tiếp tục gọi hai người chơi tiếp theo của hai đội tham gia.
(Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trò chơi cướp cờ)
c. Sau hai ngày thì đặt ngửa củ hoa lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thủy tinh, bình nhựa, bát đất nung.
(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thủy tiên)
d. Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên.
(An-đéc-xen, Cô bé bán diêm)
đ. Mỗi khi dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên ban thờ.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức phần Tri thức Ngữ văn, tìm và nêu chức năng của số từ trong các câu.
Lời giải chi tiết:
a. Vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc chiếc khăn, cành lá,...tượng trưng cho cờ.
=> Số từ một chỉ số lượng của sự vật (đứng trước danh từ “vòng tròn” và “cây cờ”)
b. Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định để trọng tài tiếp tục gọi hai người chơi tiếp theo của hai đội tham gia.
=> Số từ chỉ số lượng của sự vật (đứng trước danh từ “người” và “đội”)
c. Sau hai ngày thì đặt ngửa củ hoa lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thủy tinh, bình nhựa, bát đất nung.
=> Số từ chỉ số lượng của sự vật (đứng trước danh từ “ngày').
d. Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên.
=> Số từ biểu thị số thứ tự của danh từ (đứng sau danh từ “thứ”)
đ. Mỗi khi dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên ban thờ.
=> Số từ chỉ số lượng của sự vật (đứng trước danh từ “cái”)
Câu 2
Câu 2: (Trang 54, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Xác định ý nghĩa của số từ được in đậm trong các ví dụ sau:
a. Tục truyền, đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
(Thánh Gióng)
b. Con sắt đập ngã ông Đùng
Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay.
(Ca dao)
c. Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới.
(Sự tích hồ Gươm)
d. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình.
(Minh Nhương, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ từng câu, chú ý vào từ in đậm và xác định ý nghĩ của số từ trong từng câu.
Lời giải chi tiết:
a.
- Số từ “sáu” là số từ biểu thị số tự tự của danh từ, đứng sau danh từ “đời Hùng Vương”.
- Số từ “hai” là số từ biểu thị số lượng của sự vật. Đây là số từ chỉ lượng chính xác. Đứng trước danh từ “vợ chồng”.
b. Số từ “mười” là số từ biểu thị số lượng của sự vật. Đây là số từ chỉ lượng chính xác. Đứng trước danh từ “chiếc chiếu”.
c. Số từ “hai”, “ba” biểu thị số thứ tự của danh từ.
d. Số từ “một”, “rưỡi” là số từ biểu thị số lượng của sự vật. Đây là số từ chỉ lượng chính xác. Đứng trước danh từ “giờ”.
Câu 3
Câu 3 (trang 55, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc lại đoạn văn đã viết ở câu hỏi 6 (văn bản Trò chơi cướp cờ), trang 47. Xác định số từ có trong đoạn văn (nếu chưa có thì hãy bổ sung ít nhất một số từ) và chỉ ra chức năng của (những) số từ đó.
Lời giải chi tiết:
Xã hội ngày càng phát triển, nền công nghệ điện tử cũng ngày càng hiện đại góp phần tạo ra vô vàn những trò chơi điện tử đa dạng. Trò chơi điện tử thu hút người chơi bởi sự hiện đại, phong phú và nội dung lôi cuốn thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận một số những ưu điểm nổi bật của trò chơi dân gian so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ. Trò chơi dân gian như cướp cờ, đá cầu, kéo co,…không những tạo không khí vui vẻ, mang tính tập thể, tinh thần đoàn kết khi chơi mà còn góp phần rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, tinh mắt, khả năng phán đoán và chuyển hướng hợp lí,… cho người chơi. Đặc biệt trò chơi giân dan còn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Việt Nam.
Chú thích: số từ được im đậm có chức năng chỉ ước lượng
Câu 4
Câu 4: (Trang 55, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phân biệt ý nghĩa thông thường và ý nghĩa theo ngữ cảnh của các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép sau.
a. “Chuẩn vị” của hoa thuỷ tiên xưa, lá phải xoăn, thấp, những bông hoa cao lêu đêu cũng là hỏng.
(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thủy tiên)
b. Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đó là lúc chiếc lá “ngoan” nhất.
(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thủy tiên)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ từng câu, xác định ý nghĩa thông thường và theo ngữ cảnh của các từ trong dấu ngoặc kép.
Lời giải chi tiết:
a.
- Ý nghĩa thông thường: “Chuẩn vị” là đúng vị, mang hương vị đúng như cái gốc.
- Ý nghĩa theo ngữ cảnh: “Chuẩn vị” ở đây muốn nói đến chuẩn mực về cái đẹp, cái được xem là tiêu chuẩn của hoa thuỷ tiên.
b.
- Ý nghĩa thông thường: “Ngoan” muốn nói đến một biểu hiện của con người, chỉ sự nghe lời, dễ bảo.
- Ý nghĩa theo ngữ cảnh: “Ngoan” ở đây ý nói đó là lúc chiếc lá dễ nắn và tạo hình nhất.
Câu 5
Câu 5: (Trang 55, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Trong tiếng Việt, cho, biếu, tặng đều có nghĩa giống nhau là chuyển vật mình đang sở hữu cho người khác mà không đổi lấy gì cả. Trong câu văn “Rồi bà tôi dỡ dăm chiếc bánh khúc nóng hổi cho vào một chiếc đĩa để chị tôi mang vào cuối làng biếu bà ngoại tôi” (Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc), vì sao tác giả lại dùng từ biếu mà không dùng cho hoặc tặng?
Phương pháp giải:
Dựa vào nghĩa của các từ biếu, cho, tặng để lí giải
Lời giải chi tiết:
- Các từ biếu, cho, tặng đều là chuyển vật mình đang sở hữu cho người khác mà không đổi lấy gì cả. Tuy nhiên lại khác nhau về sắc thái biểu cảm và đối tượng nói đến khi sử dụng. Từ “cho” thường dùng trong trường hợp người trên/ lớn tuổi hơn trao cho người dưới/ nhỏ tuổi hơn biểu thị sắc thái bình thường, thân mật. Từ “biếu” thường dùng trong trường hợp người dưới/ nhỏ tuổi hơn trao cho người trên/ lớn tuổi hơn biểu thị sợ tôn trọng, thành kính. Từ “tặng” được dùng để chỉ ý “cho, trao cho nhằm khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến”
- Tác giả dùng từ biếu mà không dùng cho hoặc tặng vì:
Từ “biếu” thể hiện thái độ tôn trọng, thể hiện sự tinh tế, lịch sử, lịch thiệp. Cách diễn đạt như vậy cho thấy những chiếc bánh khúc ấy không chỉ là những hiện vật về mặt vật chất mà nó còn gói trọn tất cả những tình cảm yêu thương, trân trọng mà người cho dành cho người nhận.
Câu 6
Câu 6: (Trang 55, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được áp dụng trong những câu sau:
a. Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như tôi đang nâng một kho báu.
b. Tuy nhiên, có lẽ là tôi không thể nào vứt bỏ nó, dù là một hạt xôi nếp đẹp như một viên ngọc và thơm ngậy nhưng vỏ dính trên chiếc bánh.
(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ từng câu, xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng.
Lời giải chi tiết:
a. Biện pháp tu từ: So sánh “nâng chiếc bánh khúc lên như tôi đang nâng một kho báu.”
=> Tác dụng: Thể hiện sự trân trọng với chiếc bánh khúc bà làm. Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình hơn.
b. Biện pháp tu từ: So sánh “một hạt xôi nếp đẹp như một viên ngọc”.
=> Tác dụng: Làm cho câu văn sinh động, hấp dẫn. Ca ngợi vẻ đẹp của xôi nếp và thái độ giữ gìn, biết ơn của tác giả với từng hạt xôi nếp
Câu 7
Câu 7 (Trang 56, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Xác định phép liên kết sử dụng trong đoạn trích sau:
(1) Thường thì vào cuối tháng Mười một âm lịch, rau khúc đã bắt đầu nở lác đác trên đồng. (2) Nhưng phải sang tháng Giêng, tháng Hai rau khúc mới nở rộ. (3) Đó là khoảng thời gian những làn mưa xuân ấm áp thường trở về trên cánh đồng lúc gần sáng. (4) Hồi còn nhỏ, trong những đêm gần sáng như thế, không hiểu lí do gì mà tôi thường thức giấc.
(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc)
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và tìm các phép liên kết được sử dụng.
Lời giải chi tiết:
Các phép liên kết sử dụng trong đoạn trích:
- Phép lặp: Từ “rau khúc” (1) - “rau khúc” (2)
- Phép thế: “Tháng Giêng, Tháng Hai” (2) - “đó” (3); lúc gần sáng (3) - những đêm gần sáng như thế (4)
- Phép nối: Quan hệ từ “Nhưng” (2)
- Phép liên tưởng: tháng Mười Một (1) - tháng Giêng, tháng Hai (2)