Xác định vần và nhịp của bài thơ và đánh giá hiệu quả nghệ thuật của nó.
Nội dung chính
Bài thơ nói về những chú chim chiền chiện với tiếng hót trong veo báo hiệu sự bắt đầu của mùa xuân. Đồng thời ca ngợi cuộc sống yên bình, tự do và sự no ấm ở làng quê Việt Nam |
Câu 1
Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Xác định vần và nhịp của bài thơ và đánh giá hiệu quả nghệ thuật của nó.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ để xác định vần và nhịp
Lời giải chi tiết:
- Gieo vần:
+ Vần chân (cao - nga, xanh - lanh, chi - thì, sa - cá, nhà - ta)
+ Vần lưng (chiến - chiến, vút - vút, cánh - xanh, cao - cao, chim - chim, chuyện - chuyện, bối - rối, tưng - bừng)
- Nhịp thơ 2/2
→ Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện hình ảnh con chim tự do bay lượn trong không gian cao rộng, thoáng đãng
Câu 2
Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phân tích một hình ảnh trong bài thơ mà bạn cho là độc đáo nhất.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ và chọn một hình ảnh bạn cho là độc đáo nhất
Lời giải chi tiết:
- Một số từ ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ: tiếng hót long lanh như cành sương chói, tiếng hót làm xanh da trời, hồn xanh quê nhà
- Hình ảnh bạn cho là độc đáo nhất: tiếng hót làm xanh da trời tạo sự chuyển hoá của cảm giác sang thính giác, tiếng hót của chim chiến chiến làm bầu trời xanh hơn, thể hiện hồn quê hương
Câu 3
Câu 3 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ khổ thơ thứ hai và thứ tư để xác định biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp nhân hóa (Chim ơi, chim nói/ Chuyện chi, chuyện chi?/ Lòng vui bối rối; Lòng cho vui nhiều,...)
- Biện pháp điệp từ (cao hoài - cao vợi)
- Biện pháp so sánh (Tiếng hót long lanh như cành sương chói)
- Biện pháp ẩn dụ (Tiếng ngọc trong veo/ Chim gieo từng chuỗi…)
→ Tác dụng: góp phần ca ngợi vẻ đẹp của tiếng chim, thể hiện cảm xúc trong trẻo, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của nhà thơ
Câu 4
Câu 4 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. Đó là cảm xúc gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ để xác định từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả
Lời giải chi tiết:
- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc tác giả:
+ “Lòng vui bối rối”
+ “Tưng bừng lòng ta”
- Đó là cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc khi nghe thấy tiếng chim chiến chiến
Câu 5
Câu 5 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản
Lời giải chi tiết:
Thông điệp của bài thơ: con người cần hòa hợp với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời thu nhận những cảm xúc mà thiên nhiên mang đến cho con người