Soạn văn Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó lớp 7 trang 90 Tập 2 ngắn nhất nhưng vẫn đầy đủ ý được biên soạn theo sách Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức giúp việc soạn văn 7 trở nên dễ dàng hơn cho học sinh.
Soạn văn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 90 Tập 2 - Liên kết tri thức một cách ngắn gọn nhất
* Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó
Bài 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Theo em hiểu tín có nghĩa là uy tín, chữ tín, lòng tin…; ngưỡng là tôn kính, kính ngưỡng… Hai yếu tố này hợp thành tín ngưỡng mang nghĩa chỉ niềm tin của con người được thể hiện thông qua những nghi lễ gắn liền với phong tục, tập quán để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân, cộng đồng.
- Theo em, khi chưa có từ điển trong tay ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng theo cách:
+ Phân chia từ đó thành các yếu tố riêng biệt để nghiên cứu. Ví dụ: tín ngưỡng được phân chia thành tín và ngưỡng.
+ Sau đó, sử dụng từ đã biết có một trong các yếu tố của từ đã được phân chia vào các nhóm khác nhau. Ví dụ như tín có: tín tâm, uy tín, tín nghĩa, chữ tín; ngưỡng có: kính ngưỡng, ngưỡng mộ…
+ Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.
Bài 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Từ cần xác định nghĩa |
Những từ khác có yếu tố Hán Việt tương tự |
Nghĩa của từng yếu tố |
Nghĩa chung của từ |
|
Bản sắc |
Bản |
bản chất, bản lĩnh, bản quán, nguyên bản,... |
Bản:... |
Bản sắc: tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính. |
Sắc |
sắc thái, sắc độ, sắc tố,... |
Sắc:... |
||
Ưu tú |
Ưu |
ưu điểm, ưu tú, hạng ưu, ưu ái,... |
ưu: tốt,, giỏi, cái ở phía trên |
ưu tư: lo nghĩ. |
Tú |
tư duy, tâm tư, tương tư, vô tư, tư tưởng,.. |
tư: suy nghĩ, ý niệm, nhớ nhung, hoài niệm |
||
Truyền thông |
Truyền |
truyền đạt, truyền hình, truyền khẩu, truyền kỳ, truyền miệng, truyền thuyết,... |
truyền: lan rộng, đưa từ chỗ này đến chỗ khác |
truyền thông: hoạt động trao đổi thông điệp trong một nhóm người hoặc một cộng đồng để tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau hoặc hiệu biết về một sự kiện, sự việc, con người. |