Chris Zhu, nhà sáng lập và CEO của Sonic, cho biết dự án đã bắt đầu gây quỹ từ tháng 4 và kết thúc vào đầu tháng 6 với một vòng tài trợ định dạng vốn chủ sở hữu, nâng giá trị toàn diện của Sonic lên 100 triệu đô la.
Như một phần của thỏa thuận, Bitkraft tham gia vào hội đồng quản trị của Sonic. Vòng Series A đã nâng tổng số vốn đầu tư của Sonic lên 16 triệu đô la, bao gồm 4 triệu đô la từ vòng hạt giống vào năm 2022.
Sonic là gì?
Sonic là nền tảng Solana lớp 2 tập trung vào game, được phát triển bởi Mirror World Labs (MWL – một đơn vị của Sonic). MWL đã phát triển công nghệ độc quyền HyperGrid Framework, cho phép mở rộng quy mô theo chiều ngang thông qua các rollup trên Solana và Sonic đang được xây dựng dựa trên công nghệ này.
“Sonic mang đến trải nghiệm game on-chain nhanh chóng trên Solana Virtual Machine (SVM), với chi phí giao dịch tối thiểu,” Zhu nói và nhấn mạnh rằng các nhà phát triển có thể “triển khai dApp liên mạch từ các chuỗi Máy ảo Ethereum (EVM) sang Solana thông qua trình biên dịch của HyperGrid”.
Justin Swart, Giám đốc của Bitkraft Ventures, cho biết trong một tuyên bố rằng anh kỳ vọng SVM của Sonic sẽ trở thành “điểm đến lý tưởng cho bất kỳ studio game nào muốn xây dựng trò chơi trong hệ sinh thái Solana”.
Theo Zhu, Sonic ban đầu bắt đầu là một game di động. Sau đó dự án nhận ra rằng còn thiếu cơ sở hạ tầng cho việc phát triển game. Ví dụ, các ứng dụng như game gặp khó khăn khi cố gắng nội hóa giá trị trên lớp Solana dùng chung, không được thiết kế riêng cho từng ứng dụng. Zhu cũng nói thêm rằng các ứng dụng cụ thể có thể yêu cầu các tính năng tùy chỉnh như bảo mật thông tin cá nhân, thanh toán ngay lập tức, quy tắc chuyển đổi tài sản và tuân thủ – những tính năng này không được hỗ trợ.
Zhu cho biết game Sonic vẫn còn tồn tại và được sử dụng như một phiên bản demo cho tài liệu kỹ thuật. Dự án cũng đã xây dựng một ứng dụng phi tập trung mang tên World Store, là công cụ tổng hợp tài sản nhằm hỗ trợ studio game trong việc phân phối và thanh toán tài sản. Mạng lưới lớp 2 là công cụ cuối cùng của Sonic để củng cố sự chấp nhận của game trên Solana.
Theo Theo Zhu, đối thủ cạnh tranh chính của Sonic hiện nay là Eclipse, mặc dù họ đang xây dựng SVM Layer 2 trên Ethereum. Zhu cũng cho biết rằng, Ronin Chain và Redstone Network cũng có thể được xem là đối thủ cạnh tranh của Sonic.
Ra mắt mainnet và token của Sonic
Zhu cho biết Sonic hiện đã có mặt trên devnet, nơi mà 5 studio game đầu tiên đang xây dựng bằng công nghệ của họ. Chiến dịch testnet mang tên “Odyssey” sẽ ra mắt vào cuối tuần này, cho phép người dùng gửi giao dịch, chơi các trò chơi chạy trên nền tảng Sonic và kiếm “nhẫn” cho các hoạt động on-chain của họ. Theo Zhu, những chiếc nhẫn này tương tự như điểm số, không thể được chuyển đổi trực tiếp thành token của Sonic, nhưng những người tham gia sẽ nhận được phần thưởng theo một cách nào đó.
Zhu tiết lộ rằng mainnet và token của Sonic dự kiến sẽ ra mắt vào quý 3 năm nay.
Để đạt được mục tiêu đó, Sonic đang tìm cách mở rộng đội ngũ phát triển cốt lõi, đội ngũ phát triển game và quan hệ game cũng như đội ngũ marketing toàn cầu. Hiện tại, Sonic có tổng cộng 20 nhân viên và đội ngũ nòng cốt đặt tại New York.
Sonic cũng có các chương trình tài trợ và khuyến khích cho các nhà phát triển game sử dụng nền tảng của họ. Quy mô của chương trình tài trợ là 20 triệu đô la và bao gồm sự kết hợp giữa các khoản tài trợ bằng token, giao dịch hoán đổi token và stablecoin hoặc fiat.
Theo The Block