
“Stairway to Heaven” là một trong những ca khúc nằm trong album phòng thu thứ tư của nhóm nhạc: “Led Zeppelin IV”, được thu âm vào năm 1971. Đây là thành tựu sáng tạo chung của nghệ sĩ guitar Jimmy Page và ca sĩ Robert Plant.
Các phiên bản khác nhau của “Stairway to Heaven” có trên Spotify
Đối với cộng đồng người yêu nhạc nói chung, “Stairway to Heaven” được coi là biểu tượng của thể loại nhạc Rock, là bài hát mà họ nghĩ ngay đến khi nhắc đến nhạc Rock với giai điệu lan tỏa từ sự mềm mại, bí ẩn đến sự mãnh liệt, cuồng nhiệt, với đoạn solo guitar mang đậm dấu ấn của Rock guitar, và kết thúc với phần kết bằng vocal huyền thoại.
“Stairway to Heaven” còn gắn liền với hình ảnh của Page và Plant, với mái tóc dài và khuôn mặt say đắm, họ đã thể hiện sự sôi động, hào hứng trên sân khấu mỗi khi biểu diễn ca khúc này. Đặc biệt, Jimmy Page thường được ghi nhớ với cây đàn guitar 2 cần huyền thoại Heritage Cherry Gibson EDS-1275 6/12 mỗi khi Led Zeppelin thể hiện live bài hát này.
Bản trình diễn live đỉnh cao của “Stairway to Heaven” tại Madison Square Garden vào năm 1973 với solo guitar dài và mãnh liệt của Jimmy PageQuá trình ra đời của “Stairway to Heaven”:
Câu chuyện về “Stairway to Heaven” bắt đầu khi ban nhạc Led Zeppelin sống và sáng tác tại căn nhà Bron-Yr-Aur ở vùng nông thôn xứ Wales sau khi hoàn thành tour diễn thứ 5 ở Mỹ. Trong một buổi tối, khi dạo bước trên núi cùng Plant, Jimmy Page bắt gặp một cảm hứng sâu sắc và ngay lập tức ghi lại với máy ghi âm mà anh mang theo, đó chính là đoạn guitar intro của “Stairway to Heaven”.

Ý nghĩa của “Stairway to Heaven”:
“Stairway to Heaven” là một bài hát đặc biệt với ca từ gợi mở, đa nghĩa và có rất nhiều cách hiểu. Đi kèm với ca từ huyền bí là một cấu trúc bài phức tạp (bao gồm 4 phần chính, sẽ được thảo luận kỹ hơn ở phần dưới), âm thanh Trung cổ được tạo nên bởi đoạn guitar intro. Thực sự, ca từ và âm nhạc của “Stairway to Heaven” đồng hành với nhau, làm cho bài hát trở thành một câu chuyện.
Album đĩa than “Led Zeppelin IV”, thu âm và sản xuất trong khoảng một năm từ 1970-1971 bởi hãng Atlantic. Jimmy Page và Robert Plant là hai thành viên chính sáng tác các ca khúc của nhóm.
Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu về ý nghĩa của “Stairway to Heaven” dưới góc nhìn là bản anh hùng ca của nhân vật nữ chính trong câu chuyện của bài hát. Cách hiểu này được tổng hợp từ video: “Stairway to Heaven: Hành Trình Anh Hùng của Led Zeppelin” trên kênh Youtube Polyphonic.
Video “Stairway to Heaven - Hành Trình Anh Hùng của Led Zeppelin” trên kênh Polyphonic
Theo Polyphonic, “Stairway to Heaven” được coi là một tác phẩm Rock vĩ đại vì nền tảng của nó là ca từ. Nếu ta lắng nghe kỹ, ta sẽ thấy rằng câu chuyện trong bài hát mang một dấu ấn của thời gian và không gian xa xôi. Led Zeppelin đã cố ý tạo ra điều này khi họ bắt đầu viết, và để đạt được điều này, họ sử dụng mẫu câu chuyện “Hành Trình Anh Hùng” - một mẫu câu chuyện mà chúng ta thường gặp trong “Star Wars”, “Lord Of The Rings”, và sử thi Odyssey, hoặc thậm chí là sử thi Đăm Săn ở Việt Nam.
“Anh hùng rời bỏ cuộc sống bình thường của mình và bước vào một thế giới siêu nhiên. Tại đó, anh ta đối đầu với những thế lực siêu nhiên, chiến thắng một trận đấu quyết định và trở về sau chuyến hành trình bí ẩn với sức mạnh mới để mang lại những điều tốt lành cho cộng đồng của mình.”
1. Thế giới thường nhật (The ordinary world):
“Stairway to Heaven” mở đầu bằng một đoạn guitar đơn giản, sâu lắng trong âm cung thứ, với sự hỗ trợ từ đàn bass và piano. Giai điệu này lấy cảm hứng từ âm nhạc dân gian của Anh, nhằm mô tả cảnh vật của nước Anh vào thời Trung cổ, một không gian quan trọng trong câu chuyện của bản anh hùng ca.
Bắt đầu với những lời ca đầy ẩn ý:
“Có một người phụ nữ, chắc chắn rằng tất cả những điều lấp lánh đều là vàng
Và cô ấy đang mua một cái cầu thang lên thiên đường
Và khi cô ấy đến đó, cô ấy biết nếu cửa hàng đã đóng cửa
Với một lời nói, cô ấy có thể có được những gì mình đến để lấy.”
(Có một phụ nữ biết rằng, khi tất cả các cửa hàng đã đóng cửa, chỉ cần một lời nói, cô ấy có thể có được những gì cô ấy đến để lấy).
Đây có thể coi là phần đầu của câu chuyện về anh hùng, khi chúng ta được giới thiệu với “Thế giới bình thường” (“The ordinary world”), nơi cuộc sống của nhân vật chính bắt đầu trước khi họ bắt đầu hành trình của mình. Ở đây, nhân vật này có thể được hiểu là có một cuộc sống dư dả, dễ dàng, trong đó như có một chiếc cầu thang dẫn lên thiên đường.
Bài hát tiếp tục:
“Trên cây bên bờ suối có một con chim hót
Đôi khi tất cả suy nghĩ của chúng ta đều bị sai lầm”
(Trên cành cây ven con suối nhỏ, có một con chim hót bảo rằng: đôi khi, những gì diễn ra không như chúng ta nghĩ)
Đoạn này có thể hiểu là thời điểm nhân vật chính chứng kiến một lời tiên tri, một dấu hiệu cảnh báo về một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, mang theo những thay đổi lớn trong cuộc đời của họ.2. Tiếng gọi của hành trình (The call for journey) và Vượt qua ngưỡng cửa (Crossing the threshold):
Khi đến đoạn này, Jimmy Page chuyển từ việc rải dây bằng tay sang quạt dây bằng phím, bài hát chuyển sang một cảm xúc hùng hồn như là khoảnh khắc người anh hùng sẵn sàng ra đi: “Có một cảm giác khiến tôi bồi hồi khi nhìn về phía Tây Và tinh thần của tôi khóc lóc mong muốn rời đi Trong tư duy của tôi, tôi đã thấy những vòng khói xoay quanh qua những tán cây Và những giọng nói của những người đứng nhìn Trong lòng tôi, một cảm xúc bùng cháy khi nhìn về phía Tây và linh hồn tôi reo lên theo những lời của kẻ ra trận. Trong tâm trí, tôi nhìn thấy những vòng khói từ khu rừng và nghe thấy tiếng nói của những người đứng quan sát. Với nhịp điệu khẩn trương và tâm hồn mãnh liệt, lời ca khúc mô tả cảnh người anh hùng được đưa lên đường với những cột khói từ rừng sâu và những dòng người hai bên đường tiễn biệt. Điều đó đánh dấu sự khởi đầu chính thức cho cuộc hành trình.
3. Thử thách, đồng minh và kẻ thù (Tests, allies and enemies):
Tiếp tục với nhịp trống của John Bonham và âm nhạc của ban nhạc, tạo nên một không khí hừng hực như cuộc hành trình đang tiếp diễn. Theo cấu trúc kể chuyện “The Hero’s Journey”, trong phần “Thử thách, đồng minh và kẻ thù”, người anh hùng sẽ phải vượt qua những thử thách, gặp gian nan để nhận ra đồng minh và kẻ thù. Đây là giai đoạn quan trọng trước trận đại chiến trong bản anh hùng ca. Trong các dòng lời bài hát này, ta có thể thấy xuất hiện nhiều biểu tượng: Người chơi sáo (The piper - liên quan đến truyền thuyết về người đàn ông chơi sáo để mê hoặc trẻ em của làng và sau đó chúng biến mất khi ông ta không nhận được tiền sau khi đã giúp dân làng loại bỏ chuột); Nữ hoàng tháng 5 (trong câu “Chỉ là làm sạch mùa xuân cho nữ hoàng tháng 5”); Khu rừng vang lên tiếng cười (trong câu “Và khu rừng sẽ vang lên tiếng cười”). Hơn nữa, có những dòng lời mang tính ẩn dụ, kể về cuộc hành trình của anh hùng. “Vâng, có hai con đường bạn có thể đi qua” Nhưng cuối cùng Vẫn còn thời gian để thay đổi con đường mà bạn đang đi” (Có thể thay đổi con đường bạn đang chọn trong thời gian còn lại) Hoặc: “Bà thân mến, liệu bà có nghe gió thổi và bà có biết Cầu thang của bà nằm trên làn gió thì thầm” (Thợ thổi sáo bảo với anh hùng rằng, cái cầu thang dẫn lên thiên đường đang mở ra trong tiếng gió thì thầm) Hoặc: “Và một ngày mới sẽ bừng tỉnh cho những người kiên nhẫn đứng đợi” (Một ngày mới sẽ đến cho những ai kiên nhẫn chờ đợi) Led Zeppelin không kể một câu chuyện cụ thể. Thay vào đó, họ tạo ra các đoạn lời gợi mở, đa nghĩa, để mỗi người lắng nghe và hiểu theo cách riêng của mình. Dù thế nào đi nữa, các lời trong đoạn trước khi solo của Jimmy Page đã thành công trong việc mô tả hành trình của người anh hùng, với những thử thách siêu nhiên và gian khổ. Từ đó, người anh hùng chuẩn bị cho trận chiến quyết định - điểm cao trào của bài hát. Biểu diễn “Stairway to Heaven” trực tiếp tại ARMS Concert 1983 với sự tham gia của hai guitar huyền thoại Jeff Beck và Eric Clapton4. Tiến đến hang ổ cuối cùng & Thử thách:
Led Zeppelin đã thể hiện sự sáng tạo phi thường khi mô tả trận chiến quyết định của người anh hùng không chỉ bằng lời ca mà còn bằng âm nhạc. Điển hình là phần solo kinh điển của Jimmy Page - một biểu tượng của thể loại nhạc Rock.