VSTEP Listening là bài thi này được kéo dài trong 40 phút với 35 câu trắc nghiệm. Trong đó, VSTEP Listening Part 3 là phần được đánh giá có độ khó cao nhất, khi yêu cầu thí sinh phải có vốn từ vựng rộng về các chủ đề học thuật, kỹ năng nghe hiểu nội dung chính, nghe hiểu chi tiết và kỹ năng suy luận ở mức tốt.
Trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày Chiến lược xử lý dạng bài VSTEP Listening Part 3 và một số từ vựng theo chủ đề thường gặp.
Key Takeaways |
---|
Chiến lược làm bài VSTEP Listening Part 3 Với dạng câu hỏi nghe hiểu ý chính:
Với dạng câu hỏi nghe hiểu chi tiết: Trước khi nghe
Trong khi nghe
Sau khi nghe
|
Structure of Sections B1 - B2 – C1 in VSTEP Listening Part 3
Hình thức: dưới dạng bài diễn thuyết, bài giảng hay bài thuyết trình được truyền tải bởi một người đến một nhóm người.
Nội dung: một vấn đề xã hội hay một lĩnh vực chuyên môn
Những câu hỏi trong phần này ở dạng Multiple choice (chọn 1 trong 4 phương án có sẵn). Tuy nhiên, so với VSTEP Listening Part 2, các phương án lựa chọn ở VSTEP Listening Part 3 dài hơn và nhiều thông tim cần ghi nhớ hơn.
Trong VSTEP Listening Part 3, việc phân bổ thời gian được tính như sau:
Nghe yêu cầu (25 giây đầu tiên)
Đọc và chuẩn bị trước câu hỏi từ 21 đến 25 (25 giây tiếp theo)
Phần nghe chính: Tại phần này, mỗi đoạn bài hội thoại sẽ kéo dài trong khoảng 3 phút, giữa mỗi bài hội thoại sẽ có thời gian nghỉ khoảng 35 giây để thí sinh nghe hiệu lệnh chuyển đoạn và chuẩn bị cho 5 câu hỏi kế tiếp.
Strategies for Handling Sections B1 - B2 – C1 in VSTEP Listening Part 3
Before Listening
Trước hết, thí sinh cần đọc phần đề chung để xác định bối cảnh và nội dung chính của bài nghe.
Sau đó, thí sinh cần đọc lướt để hiểu nhanh ý chính đồng thời gạch chân từ khóa trong các câu hỏi và phương án. Nếu như từ khóa trong câu hỏi là “vũ khí” giúp thí sinh định vị vùng thông tin chứa đáp án, thì từ khóa trong các phương án sẽ giúp thí sinh nghe hiểu, lọc đáp án và thông tin gây nhiễu.
Đây là bước khởi đầu vô cùng quan trọng giúp thí sinh xác định rõ mục đích nghe cho từng câu, tránh tâm lý hoang mang và phân tâm khi tiếp nhận nhiều thông tin cùng một lúc trong quá tình nghe
***Lưu ý: Thí sinh hoàn toàn có thể tận dụng thời gian nghe đoạn hướng dẫn để làm bước này.
While Listening
Types of Listening Comprehension Questions
Mặc dù thường là câu hỏi đứng đầu tiên nhưng đáp án nên được thí sinh đưa ra cuối cùng khi đã có đủ thông tin toàn cảnh về bài nói
Để làm dạng câu hỏi này, thí sinh có thể chú ý phần giới thiệu và phần kết luận trong bài nói để khoanh vùng được đáp án chính xác. Bởi lẽ thông thường, ý chính của bài sẽ được giới thiệu ở ngay phần mở đầu của một bài diễn thuyết trang trọng và cũng được nhắc lại ở phần kết luận nhằm mục đích tóm tắt.
Để nhận biết phần giới thiệu hay phần kết luận của bài nói, thí sinh có thể tìm hiểu thêm về khái niệm Signpost words. Kiến thức này sẽ giúp thí sinh phân loại chính xác thông tin chính - phụ, cũng như các phần chuyển ý.
Types of Listening Comprehension Questions for Detailed Information
Dạng câu hỏi này yêu cầu thì sinh nghe hiểu nhưng thông tin chi tiết xuất hiện trong đoạn băng. Trình tự các câu hỏi nghe hiểu chi tiết được sắp xếp giống với thứ tự thông tin trong bài nghe. Do vậy, thí sinh cần tập trung để khoanh vùng thông tin chính xác cho từng câu hỏi
Để làm dạng câu hỏi này, thí sinh áp dụng lần lượt các bước sau:
Bước 1: Củng cố mục đích nghe
Thí sinh nhanh chóng đọc qua lại những từ khóa đã gạch chân trong câu hỏi 1 và các phương án để có thể trả lời các câu hỏi sau mà không cần đọc lại đề: “Tôi cần nghe thông tin gì?”, “Tôi có những phương án lựa chọn nào?”. Việc làm này sẽ giúp thí sinh chỉ tập trung nghe và phân tích thông tin trong khi làm bài, tránh vừa nghe vừa đọc hiểu đề, dẫn đến tình trạng mất tập trung.
Bước 2: Xác định vùng thông tin chứa đáp án
Trong khi nghe, thí sinh xác định vùng thông tin chứa đáp án dựa vào từ khóa đã gạch chân trong câu hỏi.
Bước 3: Nhận diện thông tin được paraphrase
Nhằm tăng mức độ khó cho VSTEP Listening Part 3, nội dung từng lượt lời trong đoạn băng sẽ không giống với văn bản trên đề, mà sẽ được paraphrase bằng các từ đồng nghĩa hoặc bằng các cách diễn đạt khác.
Bước 4: Nhận diện được yếu tố gây nhiễu.
Yếu tố gây nhiễu là các phương án được đề cập trong bài nghe nhưng không phải đáp án.
Ví dụ:
Với ví dụ trên, hai từ khóa “verb tenses and modals” và “ask directions” đều được nhắc đến trong bài. Tuy nhiên, đây là hai yếu tố gây nhiễu bởi đây là những ví dụ có thể làm được sau một thời gian học tiếng Anh. Đáp án đúng là D bởi lẽ thông tin trong đáp án này xuất hiện ngay sau từ khóa trong câu hỏi “The term body language means”
***Lưu ý: Yếu tố gây nhiễu có thể xuất hiện dưới dạng thức những thông tin sai nhưng được người nói sửa lại ngay sau đó
Ghi chú thông tin với những câu chưa tìm được đáp án
Đối với những câu hỏi chưa nghe được đáp án, thí sinh có thể ghi chú lại các thông tin nghe được để đối chiếu
After Listening
Tại bước này, thí sinh kiểm tra lại các đáp án mình đã chọn. Với những câu chưa có đáp án, kiểm tra lại phần ghi chú và chọn phương án phù hợp nhất.
Bài viết tương tự:
VSTEP Listening Part 1 - Chiến lược xử lý, từ vựng thường gặp & Ví dụ minh họa
VSTEP Listening Part 2 - Hướng dẫn cách làm & Bài tập vận dụng
Some Common Vocabulary Topics in VSTEP Listening Part 3
Từ vựng |
Phát âm | Nghĩa |
---|---|---|
Voyage (n) | /ˈvɔɪ.ɪdʒ/ | Chuyến đi dài trên biển |
Excursion (n) | /ɪkˈskɝː.ʃən/ | Chuyến du lịch thư giãn ngắn (của một nhóm người) |
Accident (n) | /ˈæk.sə.dənt/ | Gặp tai nạn |
Direction (n) | /daɪˈrek.ʃən/ | Hướng |
Route (n) | /ruːt/ | Tuyến đường |
Sightseeing (n) | /ˈsaɪtˌsiː.ɪŋ/ | Thăm quan những địa điểm du lịch |
Arrange (v) | /əˈreɪndʒ/ | Sắp xếp cái gì với ai |
Recognition (n) | /ˌrek.əɡˈnɪʃ.ən/ | Sự công nhận |
Arrival (n) | /əˈraɪ.vəl/ | Đến nơi |
Culture (n) | /ˈkʌl.tʃɚ/ | Văn hóa |
Inhabit (v) | /ɪnˈhæb.ɪt/ | Sinh sống |
Take off (v.phr) | /teɪk ɑːf/ | Cất cánh |
Set off (v.phr) | /set ɑːf/ | Khởi hành |
Sample Exam B1 - B2 – C1 VSTEP Listening Part 3
21. Why did the speaker have to help her mother with the shopping?
A. There were no Vietnamese people living near her.
B. There were no Vietnamese working in the stores.
C. There wasn't always someone to go shopping with her.
D. Her mother could speak a little English.
22. Why did her father find working in a factory difficult?
A. He couldn't speak any English.
B. He didn't have many friends there.
C. He had had a much better job in Vietnam.
D. He couldn't get used to the working style.
23. Why are the speaker and her brother more fortunate than their sisters?
A. They did not need extra English lessons.
B. They look more American.
C. They speak with American accents.
D. They quickly adopted the way of life.
24. What has the speaker forgotten about life in Vietnam?
A. Living close to other people
B. The warm weather
C. Wearing traditional clothes
D. Traditional food
25. Why does she find it difficult to invite friends to her home?
A. Her parents do not have much money.
B. Her parents haven't adopted an American way of life.
C. Her parents only know how to cook Vietnamese food.
D. Her parents do not speak English well.
Talk/Lecture 2. Listen to a woman talking about boys and girls in American schools.
26. What happened in American schools before 1972?
A. Girls didn't go to school.
B. Every classroom was a mix of boys and girls.
C. Boys could learn what they wanted.
D. They didn't teach girls some subjects.
27. What is the reason that most American schools have mixed classes?
A. Scientists said that it was the best thing.
B. Teachers did not want to teach single-gender classes.
C. A law gave girls an equal chance to learn.
D. Boys and girls behave better in such classes.
28. Why might girls not get a chance to talk much in a class with boys?
A. Because the teacher doesn't ask them questions
B. Because boys are louder and often talk first
C. Because boys know the correct answers
D. Because girls are often shy.
29. What is NOT the reason that some schools are reconsidering separating classes?
A. They prefer the old teaching styles.
B. Boys learn differently than girls.
C. Boys and girls can bother each other.
D. Boys and girls like different things.
30. Which is one class that is not mentioned as being separated?
A. Math
B. Social Studies
C. Science
D. Physical Education
Talk/Lecture 3. Listen to a talk about body language in American Culture at a student orientation meeting.
31. Who is listening to the orientation talk?
A. the director of international students
B. new international students
C. the teachers of international department
D. all first-year students in the college
32. What is the purpose of this talk?
A. to introduce the director for international student affairs
B. to deal with all international students' problems.
C. to inform the importance of using English in class.
D. to introduce common problems in non-verbal communication.
33. According to the speaker, what is body language?
A. It's the use of verb tenses and modals.
B. It's the way to ask for directions
C. It's the language used in class only.
D. It's the language of movements and facial expressions.
34. In American culture,
A. Eye contact is the same as most cultures.
B. making eye contact is a sign of disrespect.
C. people don't look in others' eyes while talking.
D. eye contact is considered as a sign of honesty.
35. According to the speaker, what is TRUE about handshakes in American Culture?
A. A handshake shouldn't be too strong.
B. Handshakes are not common.
C. Handshakes need to be firm.
D. Shaking hands is not 'important.
PHẦN ĐÁP ÁN VÀ GIẢI THÍCH
Talk/Lecture 1. You will hear a girl talking about her life since she left Vietnam.
21. B. There were no Vietnamese working in the stores.
“The biggest problem for my mother was the language. We were living in New York and although there were quite a lot of Vietnamese families near us they didn't work in the stores. This meant my mother had to take me with her when she went shopping”
(Vấn đề lớn nhất đối với mẹ tôi là ngôn ngữ. Chúng tôi đang sống ở New York và mặc dù có khá nhiều gia đình Việt Nam ở gần chúng tôi nhưng họ không làm việc trong các cửa hàng. Điều này có nghĩa là mẹ tôi phải đưa tôi đi cùng khi bà đi mua sắm)
22. C. He had had a much better job in Vietnam.
“Luckily he had friends who knew us in Vietnam and they helped him get a job in a factory. It was hard for him to do that sort of work. In Saigon he had been a doctor.”
(May mắn thay, ông có những người bạn quen chúng tôi ở Việt Nam và họ đã giúp ông có được một công việc trong một nhà máy. Thật khó cho anh ấy để làm công việc như vậy. Ở Sài Gòn anh từng là bác sĩ)
23. C. They speak with American accents.
“My brother and I are lucky. We may look Vietnamese but we speak with American accents!
(Tôi và anh tôi thật may mắn. Chúng tôi có thể trông giống người Việt Nam nhưng chúng tôi nói giọng Mỹ!)
24. A. Living close to other people
“She says that in America you live inside your house but in Vietnam you take your house outside onto the street and share your life with everybody. I don't remember that”
(Mẹ tôi nói rằng ở Mỹ, ta chỉ sống trong nhà nhưng ở Việt Nam sống chan hòa và thường chia sẻ cuộc sống của mình với mọi người. Tôi không nhớ điều đó)
25. B. Her parents haven't adopted an American way of life.
“My mother still wears traditional Vietnamese clothes at home and always cooks us rice and noodles. I must admit I prefer burgers and chips! Although my friends like to visit us I often feel a bit embarrassed by my parents' way of life.
(Mẹ tôi vẫn mặc quần áo truyền thống của Việt Nam ở nhà và luôn nấu cơm và mì cho chúng tôi. Tôi phải thừa nhận rằng tôi thích bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên hơn! Mặc dù bạn bè của tôi thích đến thăm chúng tôi, nhưng tôi thường cảm thấy hơi xấu hổ với phong cách sống của bố mẹ tôi)
Talk/Lecture 2. Listen to a woman talking about boys and girls in American schools.
26. D. They didn't teach girls some subjects.
“In the past, schools did not teach girls subjects like science and math. In 1972, a law called Title IX was made in America. It gave girls an equal chance at education”
(Trước đây, các trường học không dạy các môn học như khoa học và toán cho nữ sinh. Năm 1972, một luật gọi là Tiêu đề IX đã được thực hiện ở Mỹ. Nó đã cho các cô gái một cơ hội bình đẳng trong giáo dục)
27. C. A law gave girls an equal chance to learn.
“In 1972, a law called Title IX was made in America. It gave girls an equal chance at education. Since then, boys and girls have been taught together.”
(Năm 1972, một luật gọi là Title IX đã được thực hiện ở Mỹ. Nó đã cho các cô gái một cơ hội bình đẳng trong giáo dục. Kể từ đó, con trai và con gái đã được dạy cùng nhau)
28. B. Because boys are louder and often talk first
“Boys are louder and more confident. They like to talk and show what they know. In general, girls are quieter. They prefer to listen and think carefully before they give their answers. When boys and girls are together, the boys can be too dominant.”
(Con trai nói to hơn và tự tin hơn. Họ thích nói và thể hiện những gì họ biết. Nhìn chung, các cô gái điềm tĩnh hơn. Họ thích lắng nghe và suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra câu trả lời. Khi con trai và con gái ở cùng nhau, con trai có thể bị quá nổi trội)
29. A. They prefer the old teaching styles.
Bài nghe nói đến cả ba nội dung B, C và D:
“They also behave differently in the classroom.”
“Also, boys and girls can bother each other.”
“Another reason for separated classes is that boys and girls often like different things.”
(Họ cũng cư xử khác nhau trong lớp học.
Ngoài ra, con trai và con gái có thể làm phiền nhau.
Một lý do khác cho việc tách lớp là nam và nữ thường thích những thứ khác nhau)
30. D. Physical Education
“Not all the classes are separated - just the main subjects like English, math, science, and social studies.”
(Không phải tất cả các lớp học đều tách biệt - chỉ các môn học chính như tiếng Anh, toán, khoa học và xã hội học)
Talk/Lecture 3. Listen to a talk about body language in American Culture at a student orientation meeting.
31. B. new international students
“Hi! I'd like to welcome all of you to the international student orientation at Norwalk College. I hope that your travels from your home country have been easy and that you all are settling in well.”
(Xin chào! Tôi muốn chào mừng tất cả các bạn đến với buổi định hướng dành cho sinh viên quốc tế tại Norwalk College. Tôi hy vọng rằng chuyến đi của bạn khởi hành từ đất nước của bạn đã thuận lợi và rằng tất cả các bạn đang ổn định cuộc sống mới tốt.)
32. D. to introduce common problems in non-verbal communication.
“We'll have several short workshops today and will be talking about some common issues that international students face. The first one that I want to deal with is about communication, and in particular, non-verbal communication.”
(Hôm nay chúng ta sẽ có một số hội thảo ngắn và sẽ nói về một số vấn đề phổ biến mà sinh viên quốc tế gặp phải. Vấn đề đầu tiên mà tôi muốn giải quyết là về giao tiếp, và đặc biệt là giao tiếp phi ngôn ngữ.)
33. D. It's the language of movements and facial expressions.
“The term body language means the movements we use and the facial expressions we have (like smiling or frowning), the way we sit or stand, the way we touch or look at someone, the distance we stand from another person.”
(Thuật ngữ ngôn ngữ cơ thể có nghĩa là các chuyển động chúng ta sử dụng và nét mặt chúng ta có (như mỉm cười hoặc cau mày), cách chúng ta ngồi hoặc đứng, cách chúng ta chạm hoặc nhìn ai đó, khoảng cách chúng ta đứng với người khác.)
34. D. eye contact is considered as a sign of honesty.
“Here's an example. In many places it may be a little rude or disrespectful to look at another person directly in their eyes as you talk with them, so many international students will avoid this eye contact. But in America, we expect it. We think of eye contact as a sign of honesty and straight- forwardness”
(Đây là một ví dụ. Ở nhiều nơi, việc nhìn thẳng vào mắt người khác khi bạn nói chuyện với họ có thể hơi thô lỗ hoặc thiếu tôn trọng, vì vậy nhiều sinh viên quốc tế sẽ tránh giao tiếp bằng mắt này. Nhưng ở Mỹ, chúng tôi mong đợi nó. Chúng tôi nghĩ giao tiếp bằng mắt là dấu hiệu của sự trung thực và thẳng thắn)
35. C. Handshakes need to be firm.
“Here's another one. Americans shake hands firmly when they greet each other because to Americans, a firm handshake signifies strength and power”
(Đây là một ví dụ khác. Người Mỹ bắt tay chặt khi họ chào nhau vì đối với người Mỹ, một cái bắt tay chặt biểu thị sức mạnh và quyền lực)
Practice Exercise B1 - B2 – C1 VSTEP Listening Part 3
21. The presenter doesn't wear a suit because....
A. He is not an important person.
B. He wants to talk about different fashion trend.
C. The presentation is not formal.
D. He works for a fashion company.
22. According to the speaker, which statement is TRUE?
A. It's important to look casually-dressed in public.
B. A suit is necessary when meeting clients.
C. Wearing shorts is OK, sometimes.
D. Nobody can describe the way he's dressed.
23. What does the phrase "Dress-down Fridays" mean?
A. Employees must wear fashionable clothes on Fridays.
B. Employees can wear anything they want on Fridays.
C. Employees are allowed to wear informally on Fridays.
D. Employees are required to wear special clothes on Fridays.
24. According to the speaker, who may be the most informal dressers?
A. People working in IT
B. People working in banks.
C. People working in customer services.
D. People working with clients.
25. What does a customer feel about a man in uniform?
A. reliable
B. recognized
C. expertised
D. reassured
Đáp án: 21-C; 22-B; 23-C; 24-A; 25-D
Conclusion
Tài liệu tham khảo:
VSTEP LÀ GÌ? - CLA - BKHN. CLA. (2022, August 24). https://cla.hust.edu.vn/vstep/vstep-la-gi/
Đại học Ngoại ngữ. “Kiểm tra 1” 7 VSTEP Tests, trang 3-5
Đại học Ngoại ngữ. “Kiểm tra 2” 7 VSTEP Tests, trang 17-19.
Đại học Ngoại ngữ. “Băng ghi âm” 7 VSTEP Tests, trang 96-98.