

Cuộc trò chuyện thể hiện rằng các phi công đã không nghe thấy hoặc không phản hồi với 2 cuộc liên lạc từ trạm kiểm soát không lưu (ATC) khi các nhân viên phát hiện chiếc máy bay bay sai hướng. Sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở Jakarta, thay vì đạt độ cao và bay theo hướng đông bắc như đã được chỉ định, chiếc máy bay này tại một thời điểm lại chuyển hướng sang tây bắc. Một kiểm soát viên không lưu đã nhận thức và yêu cầu phi công trở lại lộ trình cũ nhưng không nhận được phản hồi. Chỉ vài giây sau đó, máy bay rơi.

Vụ tai nạn máy bay ở Indonesia: Phi công lạc đường, chưa rõ nguyên nhân, hộp đen xuất hiện


Một nhà điều tra của NTSC cho biết dựa trên phân phối các mảnh vỡ, chiếc máy bay không bị hỏng trên không, chỉ vỡ khi chạm mặt biển. Kết hợp với dữ liệu từ Flightradar24 và hình dạng của cánh quạt turbin cùng đĩa turbine, NTSC suy luận rằng máy bay vẫn hoạt động (động cơ vẫn quay ở một tốc độ đáng kể) trước khi va chạm. Việc xác định hoạt động của động cơ trước khi máy bay rơi là quan trọng để loại bỏ nguyên nhân như thất tốc do mất lực đẩy từ động cơ.

Một chuyên gia hàng không của Indonesia cho biết chiếc Boeing 737-500 trong vụ tai nạn (số đuôi PK-CLC, ảnh trên) đã được Sriwijaya Air bảo dưỡng đúng cách. Tuy nhiên, các chuyên gia khác đều nghi ngờ rằng thời gian không hoạt động có thể gây hỏng hóc và vấn đề kỹ thuật có thể phát sinh. Một nguồn tin gần với hội đồng điều tra cho biết máy bay này tháng trước đã gặp vấn đề với hệ thống autothrottle - hệ thống thiết kế để phi công có thể cài đặt công suất động cơ dựa trên điều kiện bay mong muốn thay vì tác động bằng tay của phi công, nhưng NTSC khẳng định họ vẫn chưa nhận được dữ liệu bảo dưỡng để xác nhận thông tin này.
Ngoài ra, NTSC cũng xem xét yếu tố thời tiết, với dữ liệu từ Cơ quan Khí tượng Thủy văn Indonesia (BMKG) xác nhận rằng chiếc máy bay của Sriwijaya cất cánh trong điều kiện mưa rơi và có sấm sét. Dữ liệu cũng chỉ ra có đám mây đối lưu tầng giữa (MCS) hình thành gần biển Java vào 11 giờ (giờ địa phương), nhưng đã tan sớm trước khi máy bay cất cánh vào ngày 9 tháng 1. Theo: DW; Reuters; Wikipedia; Republika