Một trong những khả năng nổi trội nhất của con người đó là giao tiếp với nhau với các tầng nghĩa khác nhau được lồng trong lời nói, tùy thuộc vào bối cảnh khác nhau. Dựa vào tính linh hoạt của ngôn ngữ, con người có thể sử dụng các từ, dù có cùng 1 nghĩa đen, nhưng ẩn sâu trong đó là các tầng nghĩa ẩn khác nhau mà sẽ phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là cả phía người nói/người truyền đạt và người tiếp nhận cần phải hiểu được ý nghĩa của thông tin mà hai phía đang trao đổi. Từ vấn đề đó, đôi khi con người thất bại trong việc giao tiếp do không nắm được tầng nghĩa ẩn của từ được sử dụng do đôi khi nghĩa của từ được truyền đạt là liên tưởng, vượt ra ngoài nghĩa đen vốn có, và những nghĩa liên tưởng, nghĩa ẩn của từ được gọi là các Connotation (Nghĩa hàm ẩn).
Bài nghiên cứu sẽ trình bày tầm quan trọng của Connotation như một phương thức làm tăng hiệu quả của việc giao tiếp thông tin, truyền đạt ý tưởng và hỗ trợ người học trong quá trình học và sử dụng Tiếng Anh.
Tầm quan trọng của Connotation (nghĩa hàm ẩn)
Connotation giúp cụ thể hóa việc mô tả đối tượng trong câu văn: Người đọc sẽ mường tượng ra hình ảnh của nhân vật hay câu chuyện được kể thông qua các từ dùng để mô tả họ. Cụ thể là nếu như nhân vật được mô tả với nghĩa hàm ẩn mang tính tích cực thì người đọc sẽ có xu hướng thích nhân vật đó hơn. Ví dụ: nếu một nhân vật được mô tả đi kèm với các từ như là “reputable” (có danh tiếng), “intelligent” (thông minh) hay “smart” (khôn khéo), người đọc sẽ có xu hướng thích và tin tưởng nhân vật này hơn thay vì nhân vật đó được mô tả với các từ như “notorious” (tai tiếng), “cunning” (thủ đoạn), hay “tricky” (ranh mãnh).
Connotation giúp truyền tải cảm xúc thông qua ngôn ngữ: Nghĩa hàm ẩn (Nghĩa hàm ẩn) mang đến cảm xúc cho người đọc và truyền đạt cảm xúc của người viết thông qua ngôn từ. Từ đó làm tăng tính hiệu quả của câu văn và truyền đạt rõ nét thông điệp từ phía người viết. Ví dụ: với từ “happy” (vui vẻ) thì có thể dễ dàng mô tả tâm trạng của một người đang vui, ví dụ là “the kids are very happy” (đám trẻ con đang rất vui). Tuy nhiên, với từ “manic”, hàm nghĩa vui vẻ sẽ có phần tiêu cực vì ở đây nó sẽ dần thiên về hướng tăng động, phấn khích (cả xuất phát từ niềm vui lẫn cả lo lắng), ví dụ là “the kids are very manic” (đám trẻ con đang rất bồn chồn, phấn khích)
Sử dụng của Connotation (nghĩa hàm ngầm) trong việc mô tả cảnh vật
Dưới đây là một số ví dụ minh họa:
Nếu bắt gặp những tòa nhà to và tráng lệ trong một thành phố và cảm thấy ngưỡng mộ, ấn tượng với nó, có thể nói:
There are some very impressive buildings in the town: Có một vài tòa nhà tráng lệ ở trong thành phố
Tuy nhiên, nếu không dùng từ “impressive”, mà dùng từ khác cũng chỉ ý “to lớn”, ví dụ là “bulky”, thường miêu tả các vật mà quá to và chiếm quá nhiều không gian, gây nên cảm giác choáng ngợp, thì câu sẽ mang ý hoàn toàn khác theo hướng tiêu cực.
Như vậy, chỉ thay đổi một tính từ có nghĩa hàm ẩn khác đã làm thay đổi quan điểm đối với tòa nhà nêu trên.
Giả dụ, là bạn đơn thuần chỉ muốn mô tả rằng mình đang đi một đôi giày to, một đôi giày lớn, và sự to lớn có ý nghĩa trung tính, có thể diễn đạt là:
I am wearing a big pair of shoes: Tôi đang đi một đôi giày cỡ rộng
Tuy nhiên, trong trường hợp đôi giày quá to, đến mức kệch cỡm, thậm chí có thể làm người đeo nó ngã, có thể dùng từ “cumbersome” với hàm nghĩa tiêu cực.
I tripped and fell because of those cumbersome shoes: Tôi vấp và ngã bởi vì những đôi giày quá khổ này
Impressive → Big → Bulky = Cumbersome
Tích cực Trung lập Tiêu cực
Tương tự, nếu xét trên một nét nghĩa trái ngược, ở đây cụ thể là nét nghĩa đồ vật, cảnh vật to lớn, chúng ta có thể xét sang đồ vật có tính chất nhỏ gọn.
Xét 1 số ví dụ sau
Giả dụ bạn bắt gặp một người có dáng người nhỏ nhắn, và chúng ta chỉ đơn thuần muốn diễn tả về hình dáng nhỏ bé người đó theo hình thái trung lập, có thể dùng từ “small”:
He is small for his age: Anh ta nhỏ so với tuổi của mình
Tuy nhiên, trong trường hợp chúng ta thể hiện quan điểm rằng sự nhỏ con đó là không tốt, yếu ớt, và có phần không được coi trọng, mang tính tiêu cực, có thể dùng từ “puny”:
A puny little man: Một người đàn ông nhỏ thó, yếu ớt
Để nói và mô tả một đồ vật có tính chất nhỏ gọn, vừa vặn, dễ mang đi, sử dụng tiện lợi và có hàm ý tích cực, có thể sử dụng từ “compact”:
A compact camera: Một chiếc máy ảnh nhỏ gọn
Ngược lại, nếu chúng ta muốn nói về một vật gì đó mà quá nhỏ, nhỏ hơn mức được cho là bình thường, mang tính tiêu cực, có thể sử dụng từ “Undersized”:
An undersized, malnourished boy: Một cậu bé nhỏ con, suy dinh dưỡng
Compact → Small → Puny = Undersized
Tích cực Bảo thủ Tiêu cực
Như vậy, sự lựa chọn từ vựng để mô tả hình dạng bên ngoài hoàn toàn có thể bị chi phối nhiều bởi tình hình cụ thể và ý nghĩa mà người nói/người viết muốn thể hiện.
Phần kết
Phạm Duy Anh