Để học tốt một ngoại ngữ, người học trước hết phải tập trung vào việc phát triển vốn từ vựng, nhằm tạo nền tảng vững chắc để tiếp thu và tái tạo thông tin trong ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, khi bắt đầu tiếp xúc với số lượng từ ngữ khổng lồ, một vấn đề khó khăn người học thường gặp chính là sử dụng những từ đã học rời rạc, không phù hợp hoặc thiếu kết nối trong ngữ cảnh.
Điều này ảnh hưởng cả bốn kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nói vì đòi hỏi tính phản xạ cao. Hệ quả là, những người mới học chỉ đơn thuần ghép các từ đơn với nhau, sử dụng ngôn ngữ mới một cách cứng nhắc theo quy tắc của tiếng mẹ đẻ. Do đó, việc tiếp cận một cách khoa học trong quá trình học từ mới và sử dụng từ trong lúc nói là rất cần thiết.
Trong bài nghiên cứu lần này, tác giả sẽ tập trung phân tích “chunking” – hay còn gọi là kỹ thuật nhóm thông tin, để giúp người học xử lý và tạo lập thông tin hiệu quả hơn khi nói.
Định nghĩa về kỹ thuật chunking
Khái niệm chunking được giới thiệu lần đầu bởi Michael Lewis trong cuốn sách “Lexical Approach” vào năm 1993. Sử dụng công nghệ máy tính trong nghiên cứu, Lewis đã khám phá ra một điều quan trọng rằng những cụm gồm nhiều từ ngữ hoặc các quy luật ngữ pháp được sử dụng phổ biến và thường xuyên hơn nhiều so với tưởng tượng của con người.
Ví dụ, một cấu trúc ngữ pháp người mới học cảm thấy không quen và khó áp dụng là Have you ever….? Trên thực tế, điểm đặc biệt là một số từ nhất định thường đi cùng với cụm này hơn các từ khác, chẳng hạn như been, seen, tried, heard… Đây không phải là hiện tượng duy nhất, rất nhiều các từ khác trong tiếng Anh cũng thường xuất hiện cùng nhau, để biểu đạt một thông tin cụ thể, chẳng hạn như brush your teeth, commit a crime, look forward to meeting you…
Trên quan điểm của Lewis, một ngôn ngữ được xây dựng trên các khối thông tin (chunks) chứ không phải một vài từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp đơn lẻ. Và do đó, khi thực hành chunking, thay vì tập trung học các từ đơn hoặc các cấu trúc trừu tượng, người học nên chú trọng các những cụm từ, những khối thông tin phổ biến, đây chính là cách ngôn ngữ hoạt động.
Cũng theo tác giả Lewis, các chunks trong tiếng Anh bao gồm các dạng như sau:
Các từ (word) (VD: world, environment, table…)
-
Các từ được kết hợp theo quy ước (collocation) (VD: big accomplishment, great happiness, heavy drinker…)
Những cụm từ cố định (fixed expressions) (VD: Merry Christmas, thank you…)
Những cụm từ không cố định (semi-fixed expressions) (VD: I am sorry to say/ hear that…, what interests/ surprises me most is…)
Vai tro cua chunking doi voi qua trinh hoc tieng Anh
Ho tro tang kha nang noi tieng Anh troi chay
Sau khi cách tiếp cận đối với ngôn ngữ của Lewis ra đời, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tác động của kỹ thuật chunking đối với khả năng nói trôi chảy. Một trong số đó là thí nghiệm của Towell năm 1996. Trong đó, ông đã so sánh sự trôi chảy của những người học tiếng Pháp ở trình độ cao cấp sau một khoảng thời gian sống tại Pháp. Kết quả là những người sử dụng hiệu quả các chunks có thể nói nhanh hơn và ít ngập ngừng hơn.[1]
Kỹ thuật chunking giúp người học nói trôi chảy hơn dựa trên cơ sở não bộ phải xử lý thông tin ít hơn. Trong khi nói, thay vì phải gợi nhớ lại các từ, cấu trúc ngữ pháp để gắn kết những từ đó thành một cụm từ/ câu có nghĩa, quá trình tư duy của não bộ được rút gọn thành hồi tưởng những đơn vị từ/ câu đã học để duy trì sự liên tục của nội dung nói. Do đó, nếu người học thường xuyên chú trọng đến việc tích lũy và ghi nhớ các chunks, mức độ trôi chảy sẽ cải thiện đáng kể.
Tao co so phat trien ngon ngu trong tuong lai
Những cụm từ, đơn vị thông tin học bằng phương pháp chunking cũng đóng vai trò cung cấp nền tảng cho việc tiếp thu ngôn ngữ trong dài hạn. Tác giả Lewis chỉ ra rằng: “Ngôn ngữ không phải là sản phẩm của các quy tắc, mà được học dựa trên cơ sở của từ vựng. Khi người học hiểu và sử dụng được các cụm từ, họ sẽ đi đến quá trình “bóc tách” các cụm đó ra và tiếp tục kết hợp chúng trong những tổ hợp mới.”[2]
Xét ví dụ sau:
I’m not happy with this way of working. (Tôi không hài lòng với cách làm này.)
Trong câu trên, có một cụm từ không cố định có thể được ghi nhớ để sử dụng lại trong các lần sau chính là “way of working” (cách làm gì đó). Thay vì sử dụng từ “working”, người học có thể sử dụng các động từ khác để diễn tả ý tưởng, chẳng hạn: Their new way of reporting news has shaken the media world. (Cách đưa tin mới của họ đã làm chấn động giới truyền thông).
Như vậy, bằng cách ghi nhớ các chunks (chính là các đơn vị ngôn ngữ mang thông tin), người học có thể biến đổi đa dạng và tích lũy nhiều cách biểu đạt. Điều này giúp quá trình tiếp thu, tái tạo ngôn ngữ nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Áp dụng hiệu quả kỹ thuật chunking
Tuy nhiên, lần này, thay vì chỉ nhớ các từ riêng lẻ, hãy học các từ đó trong một cụm thông tin và cố gắng sử dụng lại các cụm từ này cho đến khi thật sự nhuần nhuyễn. Kết quả tối ưu nhất là khi cần biểu đạt một ý tưởng, người học không phải ghép các từ đơn với nhau để tạo câu hoàn chỉnh mà có thể bóc tách câu đó thành những bộ phận nhỏ hơn và sử dụng những chunks đã học để diễn đạt chúng một cách trôi chảy. Cách học và tích lũy các chunks được trình bày như sau:
Sử dụng các tài liệu đọc, nghe chính thống, bám sát ngôn ngữ của người bản ngữ
Khi nghe cần tập trung vào cách người nói ngắt, nghỉ, nhấn trọng âm để xác định được các chunks xuất hiện trong bài nghe. Làm tương tự với quá trình đọc, cố gắng hình dung, phán đoán và tập trung vào các chunks có thể xuất hiện.
Kiểm tra lại các chunks đó trong từ điển.
Thường xuyên ôn tập và sử dụng các chunks đã học trong ngôn ngữ nói và viết.