Tiêp nối phần trước “Áp dụng lý luận logic vào câu hỏi suy diễn trong TOEFL“, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra vai trò logic trong đọc hiểu học thuật cũng như cách ứng dụng lý luận logic vào dạng bài này.
Sử dụng lập luận logic trong việc đọc hiểu học thuật
Vai trò của logic trong đọc hiểu học thuật
Cả hai loại lập luận hình thức và phi hình thức được sử dụng để thao túng những thông tin sẵn có và nhằm chung một mục đích là tạo nên những kiến thức, sự ngầm hiểu (insight) mới. Trong khi lập luận hình thức cân đo đong đếm sự hợp lý của những kết luận, lập luận phi chính thống lại tập trung hơn vào đặc tính của các tiền đề và khả năng của những tiền đề này để củng cố kết luận.
Quá trình lý luận khoa học/ học thuật bao gồm lập luận hình thức và phi hình thức. Lập luận hình thức có đặc trưng là các quy tắc logic và toán học, với những tiền đề cố định và không thay đổi. Nó có thể được sử dụng để đưa ra quyết định sáng suốt về các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc lập luận các câu chuyện thường ngày thường khó có thể được trực tiếp chuyển đổi sang lập luận hình thức (formal logic) và thông thường bao gồm các tiền đề ẩn ý, như trong ví dụ sau:
John was at Freddy’s house. John was staying there for quite a while now and he started to wonder whether he had outstayed his welcome. Then it was 11:00 p.m. and the host started to look at his watch and yawn out loud. John noticed this and knew.
Một câu hỏi có thể được đặt ra dựa trên đoạn văn trên như sau:
What can be inferred about from the paragraph?
(A) Freddy indicated it was time for John to go
(B) Freddy wanted to check the time
(C) Freddy was tired when he looked at the time
Áp dụng kỹ năng lập luận logic trong các loại câu hỏi suy diễn
Dựa vào cấu trúc tiêu chuẩn của một tam đoạn luận (syllogism) vừa được giải thích như trên, bạn đọc có thể hình dung rằng những dạng câu hỏi suy diễn cũng sẽ có một cấu trúc tương tự, nhưng lại với một trình tự ngược lại. Cụ thể hơn, trong những bài đọc học thuật với câu hỏi suy diễn, thông thường các đáp án (tức là những kết luận khả thi) sẽ được nêu ra trước và nhiệm vụ của người đọc là phải chọn đúng một kết luận hợp lý nhất dựa trên nền tảng thông tin có sẵn trong bài đọc.
Điều này yêu cầu người đọc phải lần lại những ý, đối tượng được nêu ra ở kết luận xem chúng xuất hiện ở đâu trong bài đọc. Lúc này những thông tin được cung cấp trong bài đọc đóng vai trò như một tiền đề mà dựa vào đó người đọc sẽ giả định và xem nếu một kết luận nhất định rút ra từ đó là hợp lý. Quy trình này sẽ không chỉ là một chiều xuôi mà yêu cầu sự đối chiếu qua lại giữa tiền đề và kết luận. Nếu từ những thông tin trong bài không thể nào suy luận ra được một kết luận nhất định thì tức là kết luận đó sai.
Cụ thể hơn, ta có những bước tiếp cận dạng Inference question dựa trên tam đoạn luận logic như sau:
Bước 1: Người đọc hiểu rõ nội dung cũng như xác định rõ các keyword của câu hỏi và đáp án.
Bước 2: Dựa vào keyword vừa xác định trên, người đọc thực hiện kỹ năng scan cho bài đọc và xác định các vị trí trong bài đọc xuất hiện những keyword này hoặc từ đồng nghĩa của chúng. Đây sẽ là nơi chứa những thông tin cần thiết cho việc xác định xem một statement có phải là kết quả lập luận hợp lý không.
Bước 3: Sau khi xác định những thông tin này trong bài đọc, người đọc sử dụng chúng làm nền tảng để đối chiếu với các keyword của từng statement. Người đọc sẽ thực hiện thao tác này đối với từng đáp án. Một kết luận thường không hợp lý (đáp án sai) khi xuất hiện những yếu tố sau:
Không có một keyword (hay từ đồng nghĩa của nó), một ý, nội dung nào đó xuất hiện lại trong bài đọc. Nói cách khác, có một sự không khớp giữa đáp án và thông tin cung cấp bởi bài đọc. Tuy đáp án cho câu hỏi suy diễn là kết quả lập luận từ những ẩn ý (không được nêu ra rõ trong bài đọc), nhưng mọi kết luận từ việc suy diễn để hợp lý thì ít nhiều cũng đều phải có đủ tiền đề nền tảng. Nếu thiếu đi một tiền đề thì không thể có được kết luận đó.
Tuy có những keyword (hay từ đồng nghĩa của nó), ý, nội dung xuất hiện trong bài đọc nhưng chúng không có mối quan hệ liên quan gì với nhau; hoặc nằm ở những đoạn cách xa nhau trong bài đọc và mỗi đoạn có nội dung chủ trương khác nhau.
Xét ví dụ sau:
(Peterson’s, Master TOEFL Reading – Practice test 3)
Trước tiên, việc đầu tiên người đọc cần làm là phân tích và hiểu rõ yêu cầu của câu hỏi.
Câu hỏi trên có thể được tạm dịch ra như sau: “Bài đọc này ám chỉ rằng danh tiếng của toà báo…”. Thông điệp này còn có thể được hiểu theo cách khác là điều gì có thể được suy ra về danh tiếng của toà New York Times, dựa trên những thông tin được cung cấp trong bài đọc.
Từ khóa trong câu hỏi này chính là “reputation” (danh tiếng). Bằng việc thực hiện kỹ năng Scanning, người đọc có thể nhanh chóng xác định rằng từ khoá nằm ở dòng thứ 39, và có một từ động nghĩa tương tự với nó là từ ‘prestige” nằm ở dòng thứ 37. Cụ thể ta có một phần ngắn ở cuối đoạn văn thứ 3 nói về chủ đề này như sau:
“In April 1912, the paper took many risks to report every aspect of the sinking of the Titanic. This greatly enhanced its prestige, and in its coverage of two world wars, the Times continued to enhance its reputation for excellence in world news.”
Những suy luận khả thi mà đề cung cấp là như sau:
(A) Danh tiếng của toà báo giảm khi nó giảm giá thành xuống còn 1 xu (penny)
Khi scan lại ý “lowered its price to a penny” trong bài đọc, người đọc có thể thấy một thông tin có vẻ như tương tự ngay dòng 9-10 như sau: “The Times was established in 1851 as a penny paper whose editors wanted to report the news in a restrained and objective fashion. It enjoyed early success as its editors set a pattern for the future by appealing to a cultured, intellectual readership instead of a mass audience.”
Tuy nhiên, thông tin này hoàn toàn không thể hiện sự liên quan gì với sự tăng danh tiếng của toà báo. Tức là không có sự xảy đồng thời giữa việc giảm giá xuống 1 xu và việc danh tiếng của toà báo tăng. Ngoài ra, ở trong đáp án nói tới hành động “giảm giá”, tuy nhiên trong bài đọc thì 1 xu lại là giá khởi điểm chứ không phải là giá bị hạ xuống sau này.
Đây không phải là kết luận hợp lý. Đáp án (A) sai.
(B) Danh tiếng của toà báo tăng bởi vì Adolph Ochs mua toà báo vào năm 1896
Khi scan lại ý “Adolph Ochs bought it in 1896” trong bài đọc, người đọc có thể thấy một thông tin gần như tương tự ngay dòng 19-22 như sau: “Despite price increases, the Times was losing $1,000 a week when Adolph Simon Ochs bought it in 1896”, và theo sau đó là một mẩu thông tin cũng có thể liên quan như sau: “Ochs built the Times into an internationally respected daily“.
Mẩu thông tin này không cho thấy được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả trực tiếp giữa việc ông Ochs mua toà báo vào năm 1896 và việc danh tiếng của toà báo tăng. Tuy mẩu thông tin sau đó có đề cập tới việc ông Ochs xây dựng Times thành một tòa báo được quốc tế khâm phục, nhưng đây là một quá trình dài và trải qua nhiều bước trung gian, mãi đến năm 1912 mới có sự tăng danh tiếng của toà báo.
Đây không phải là kết luận hợp lý. Đáp án (B) sai.
(C) Danh tiếng của toà báo tăng nhờ vào việc phóng sự về vụ chìm Titanic
Khi scan lại ý “coverage of the Titanic’s sinking” trong bài đọc, người đọc có thể thấy một thông tin gần như tương tự ngay dòng 34-36 như sau: “In April 1912, the paper took many risks to report every aspect of the sinking of the Titanic. This greatly enhanced its prestige” và theo sau đó là một mẩu thông tin cũng liên quan như sau: “and in its coverage of two world wars, the Times continued to enhance its reputation for excellence in world news”.
Mẩu thông tin này cho thấy rõ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả của việc phóng sự vụ chìm Titanic và sự tăng trưởng danh tiếng của toà báo (thể hiện qua cụm “enhance its prestige”). Ngoài ra, ở mẩu thông tin sau còn nói tới việc toà Times tiếp tục nâng cao (“continue to enhance its reputation”) danh tiếng của nó ngay sau đó. Cụm từ “tiếp tục nâng cao” ám chỉ việc nâng cao đã từng được thực hiện ngay trước đó – tức là lúc phóng sự vụ chìm Titanic.
Kết luận này hợp lý. Người đọc có thể cân nhắc kĩ đáp án (C). Để chắc chắn là đáp án (C), người đọc cần phải chứng minh được đáp án còn lại – (D) là sai.
(D) Danh tiếng của toà báo giảm khi nó không thể cạnh tranh với các toà bào khác ở New York.
Khi scan lại ý “it could not compete with other New York papers” trong bài đọc, người đọc có thể thấy một thông tin gần như tương tự ngay dòng 16-20 như sau: “However, in the late nineteenth century, it came into competition with more popular, colorful, if not lurid, newspapers in New York City.“
Thông tin này trong đoạn văn cho thấy báo New York tham gia vào cuộc cạnh tranh với các báo khác tại New York. Tuy nhiên, không có đề cập đến việc báo New York không thể cạnh tranh lại như trong đáp án. Ngoài ra, các thông tin này không liên quan trực tiếp đến việc giảm uy tín của báo Times.
Phán đoán này không hợp lý. Lựa chọn (D) không đúng.
3 bước áp dụng lý luận logic vào việc đọc hiểu suy diễn trong TOEFL