IELTS là một bài kiểm tra năng lực sử dụng Tiếng Anh, bao gồm 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, từ vựng là một yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng ngôn ngữ của thí sinh. Đặc biệt, ở hai bài thi Speaking và Writing, từ vựng chính là một trong bốn tiêu chí chấm điểm (Band descriptors) của giám khảo.
Một trong những phương pháp trả lời IELTS Speaking Part 1 mà thí sinh có thể sử dụng để thể hiện vốn từ của bản thân là dùng phương pháp Paraphrase. Phương pháp này không chỉ giúp thí sinh sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, tránh lặp lại những từ ngữ đã sử dụng mà còn thể hiện được vốn từ phong phú của mình.
Bài viết sẽ giới thiệu về phương pháp Paraphrase, từ đó gợi ý người học cách ứng dụng phương pháp này vào bài thi IELTS Speaking Part 1 một cách hiệu quả, đồng thời cũng cung cấp cho người học danh sách từ vựng thông dụng có thể dùng để paraphrase trong bài thi.
Tổng quan về bài thi IELTS Speaking và IELTS Speaking Part 1
Tiêu chí chấm điểm của phần thi này là:
Fluency and Coherence – Độ trôi chảy và mạch lạc
Lexical Resource – Vốn từ vựng
Pronunciation – Phát âm
Grammatical Range and Accuracy – Độ chính xác và sự đa dạng trong ngữ pháp
Bài thi IELTS Speaking gồm 3 phần:
Part 1 (4 -5 phút): Giới thiệu và phỏng vấn
Thí sinh sẽ được hỏi những câu hỏi chung về bản thân và các chủ đề quen thuộc như: nhà ở, gia đình, công việc, học tập, sở thích …
Part 2 (3-4 phút): Trình bày về một chủ đề được cho
Thí sinh sẽ được yêu cầu nói về một chủ đề cụ thể đã được cho trước và có một phút để chuẩn bị, tối đa hai phút để nói. Sau đó, giám khảo sẽ hỏi thí sinh một hoặc hai câu về chủ đề này để kết thúc phần thi.
Part 3 (4-5 phút): Thảo luận
Trong phần cuối cùng của bài thi IELTS Speaking, giám khảo sẽ thảo luận với thí về một số vấn đề chung, liên quan đến chủ đề vừa được trình bày trong phần 2. Các câu hỏi trong phần này có tính chất trừu tượng hơn và khó hơn so với các câu hỏi trong phần một và hai.
Sự quan trọng của việc Paraphrase:
Như đã giới thiệu ở trên, từ vựng là một yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ của thí sinh. Thật vậy, Lexical Resource – vốn từ vựng là một trong 4 tiêu chí quyết định số điểm của bài thi Speaking. Người học có thể tìm hiểu về Band Descriptors của bài thi IELTS Speaking tại trang web của British Council.
Cụ thể hơn, người học có thể tham khảo thang điểm của yếu tố Lexical Resource dưới đây:
Có thể thấy, trong tiêu chí Lexical Resource, từ band điểm 4 đến band điểm 8, yếu tố Paraphrase luôn được nhắc tới. Nếu như các thí sinh có band điểm 4 rất hiếm khi Paraphrase và ở band điểm 5 có cố gắng Paraphrase nhưng tỉ lệ thành công không nhiều, thì các thí sinh với band điểm 6 nhìn chung đã có thể Paraphrase thành công; và từ band 7 trở đi, thí sinh được yêu cầu phải có kĩ năng Paraphrase hiệu quả. Như vậy, đây là một trong những chìa khoá để thí sinh có thể đạt được điểm từ vựng cao trong bài thi IELTS Speaking.
Hơn nữa, việc sử dụng phương pháp Paraphrase không chỉ giúp người học thể hiện được vốn từ vựng, mà còn linh hoạt sử dụng được nhiều kiểu câu, bởi một trong những phương pháp của Paraphrase đó là thay đổi cấu trúc câu (sẽ được giới thiệu trong phần sau của bài viết). Khi đã làm chủ được kĩ năng Paraphrase, cách diễn đạt của người học cũng trở nên phong phú hơn, giúp người học có thể phát triển câu trả lời IELTS Speaking, tự tin để trả lời trôi chảy hơn.
Ngoài ra, trong trường hợp phải ứng phó với những câu hỏi khó, việc Paraphrase lại câu hỏi cũng giúp người học tận dụng được thời gian suy nghĩ câu trả lời.
Các kỹ thuật Paraphrase
Dưới đây là một số phương pháp mà người học có thể ứng dụng để trả lời IELTS Speaking Part 1 nói riêng và trong việc sử dụng Tiếng Anh thường ngày nói chung:
Sử dụng từ đồng nghĩa (Từ tương đương) hoặc từ trái nghĩa (Từ ngược nghĩa)
Một trong những cách Paraphrase hay được sử dụng nhất là dùng từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa. Tuy nhiên, đây cũng là cách khó nhất vì cách này đòi hỏi người học phải có vốn từ vựng phong phú. Hơn nữa, không phải lúc nào các từ gần nghĩa hoặc từ đồng nghĩa cũng thay thế được cho nhau trong mọi ngữ cảnh.
Ví dụ: “Do you think history is important?”
Thay vì trả lời “I think history is very important.” Người học có thể dùng từ đồng nghĩa của “important” là “crucial” để paraphrase lại câu hỏi:
“In my opinion, history is extremely crucial /plays a crucial role in our life.”
Tương tự như cách sử dụng từ đồng nghĩa, người học cũng có thể sử dụng những từ, cụm từ trái nghĩa và thêm những từ phủ định như: not, less, v.v.
Ví dụ: “It’s hard to work at home because there are too many distractions”. Người học có thể paraphrase lại câu này bằng từ trái nghĩa “easy” và thêm từ phủ định not.
Câu paraphrase lại: “It’s not easy to stay focus at home when …”
Biến đổi word form
Người học có thể paraphrase bằng phương pháp thay đổi dạng của từ: động từ thành danh từ, danh từ thành tính từ… Bí quyết để sử dụng phương pháp này linh hoạt là trong quá trình học từ mới, người học nên tham khảo thêm cả word formation (các dạng từ) của từ vựng đó.
Một cách nhận biết dạng từ trong câu là dựa vào các hậu tố, ví dụ:
Danh từ – Noun: (thường có các đuôi là) – ment, -ion, -ness, -ity
Tính từ – Adj: – able, -ible, – ive, – al, -ic, -ed, – ing
Trạng từ – Adv: -ly
Ví dụ:
“Achieving all my goals makes me feel satisfied”
“Achieving all my goals gives me a sense of satisfaction.”
Thay đổi cấu trúc câu
Bằng cách nắm rõ các cấu trúc ngữ pháp như câu chủ động – bị động, mệnh đề quan hệ… người học có thể dễ dàng vận dụng phương pháp paraphrase bằng cách thay đổi cấu trúc câu.
Ví dụ:
“People often keep pets to feel less lonely” (Chủ động)
“Pets are often kept for company” (Bị động)
Ví dụ:
“I like Phở and it’s a traditional food.”
I’m really into Phở which is a traditional food. (Mệnh đề quan hệ)
Thay đổi người chủ
Đổi chủ ngữ là một cách tương đối đơn giản để người học paraphrase. Người học có thể đưa các sự vật hiện tượng trong câu lên làm chủ ngữ, hoặc sử dụng chủ ngữ giả “it”.
Hay người học cũng có thể thay đổi chủ ngữ (là một khái niệm rộng) thành một phần tử nhỏ, một khía cạnh của chủ ngữ, từ tổng quát đến cụ thể.
Ví dụ:
“Do you like reading book?”
Thay vì dùng chủ ngữ “I” người học có thể đổi hành động “Reading book” làm chủ ngữ
“Reading book is my cup of tea”.
Hoặc đổi chủ ngữ “book” là một tập hợp lớn thành một phần tử nhỏ trong đó – ví dụ như “novel” – tiểu thuyết, truyện: “Novel has always been my perennial favourite.”
“I should not drink too much coffee”
“It’s not a good idea to drink too much coffee.” (Chủ ngữ giả “it”)
Áp dụng Paraphrase trong phần 1 của bài thi IELTS Speaking
Một số sai lầm mà người học thường gặp khi Paraphrase và nguyên nhân
Lỗi phổ biến nhất mà người học mắc phải trong quá trình Paraphrase đó chính là sử dụng từ vựng sai ngữ cảnh. Tiếng Anh có rất nhiều từ đồng nghĩa và gần nghĩa, tuy nhiên cách sử dụng những từ này lại khác nhau tuỳ vào ngữ cảnh.
Ví dụ hai từ “common” và “popular” đều mang nghĩa là “phổ biến” khi dịch sang Tiếng Việt nhưng không phải trong ngữ cảnh nào hai từ này cũng có thể thay thế được cho nhau. Về sắc thái nghĩa, hai từ này rất khác nhau. ‘Popular’ mang ý nghĩa tích cực, khi nói một người, vật hay địa điểm nào đó ‘popular’ thì có nghĩa là người, vật và địa điểm đó được nhiều người ưa thích. Trong khi đó, ‘Common’ mang ý nghĩa trung tính, có nghĩa là ‘thông thường, phổ biến’.
Ví dụ:
These products are very popular in Europe. (Những sản phẩm này rất phổ biến/được ưa thích ở Châu Âu).
Salt and pepper are the two most common seasonings. (Muối và hạt tiêu là hai gia vị phổ biến nhất).
Một lỗi mà người học có thể gặp phải đối với hai từ này có thể là sử dụng từ ‘popular’ trong ‘Popular problems’, ‘popular diseases’. Cách kết hợp này không đúng vì ‘problem’ và ‘disease’ là một từ mang sắc thái ý nghĩa tiêu cực, không thể ghép với từ ‘popular’ (có ý nghĩa tích cực). Vì vậy, người học phải sửa thành ‘common problem’ (vấn đề phổ biến) và ‘common diseases’ (bệnh phổ biến/thông thường).
Như vậy. lỗi này xuất phát từ việc người học có thói quen dịch các từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt mà không hiểu rõ sắc thái nghĩa cũng như cách sử dụng những từ vựng này trong các ngữ cảnh khác nhau. Điều này cũng do vốn từ vựng của người học bị hạn chế. Người học cần trau dồi vốn từ vựng của mình bao gồm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, collocation và hiểu rõ cách sử dụng những từ ngữ này theo từng ngữ cảnh. Không có vốn từ vựng phong phú, người học không thể nào paraphrase được một cách hiệu quả.
Lỗi phổ biến thứ hai mà người học mắc phải là sai ngữ pháp khi sử dụng phương pháp thay đổi cấu trúc câu. Một số người học tập trung quá nhiều vào yếu tố từ vựng mà xem nhẹ ngữ pháp. Trước khi ứng dụng cách này, người học nên nắm chắc các cấu trúc câu để có thể vận dụng linh hoạt và hiệu quả.
Paraphrase là một trong những phương pháp trả lời IELTS Speaking Part 1 để thí sinh có được điểm số cao. Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập Paraphrase, nhiều người học có thế lạm dụng phương pháp này, thay đổi tất cả các từ trong câu, hoặc cố gắng Paraphrase nhiều nhất có thể, điều này khiến người học dễ mắc các lỗi dùng từ hơn, hoặc thậm chí làm thay đổi ý nghĩa của câu hỏi, đi “lạc hướng” so với chủ đề. Hơn nữa, việc thay đổi tất cả các từ khiến người học mất nhiều thời gian để suy nghĩ, hậu quả là độ trôi chảy của bài thi nói cũng khó được đảm bảo. Người học nên giữ nguyên những từ ngữ quan trọng, hoặc chỉ sử dụng những từ đồng nghĩa khi chắc chắn nó có thể thay thế cho những keywords này trong ngữ cảnh đó.
Cách áp dụng Paraphrase một cách hiệu quả trong phần 1 của bài thi IELTS Speaking
Phần thi IELTS Speaking Part 1 diễn ra dưới dạng phỏng vấn 1-1 với giám khảo, thí sinh không có nhiều thời gian để suy nghĩ câu trả lời của mình mà bị đòi hỏi phải có phản xạ nhanh. Để có thể vận dụng thành thục phương pháp Paraphrase hiệu quả trong phòng thi, thí sinh có thể cân nhắc làm theo các bước sau khi luyện tập:
Bước 1: Phân loại các loại câu hỏi thường gặp trong Phần 1
Trong Part 1, các câu hỏi sẽ xoay quanh bản thân và cuộc sống xung quanh của thí sinh. Chủ đề của các câu hỏi này thường rất đa dạng, từ những chủ đề quen thuộc như công việc, nhà ở, đến những chủ đề “lạ” hơn như kiểu tóc, nước hoa… Tuy nhiên, trong bài thi có một số dạng câu hỏi thường xuyên lặp lại, ví dụ như “Do you like…”, “How often…”. Người học có thể phân loại các dạng câu hỏi này để đưa ra các phương pháp paraphrase phù hợp, điều này sẽ giúp người học có thế dễ dàng áp dụng ngôn ngữ linh hoạt trong mọi chủ đề, dù là dễ hay khó. (Phần sau của bài viết có gợi ý một số cách để người học có thế phân loại các dạng câu hỏi trong Part 1).
Bước 2: Đánh dấu từ khóa – Tìm ra các từ thông dụng thường xuất hiện trong câu hỏi
Với mỗi dạng câu hỏi, sẽ có những từ ngữ thường xuyên xuất hiện – đây chính là những keywords mà người học có thể chọn lọc ra để phục vụ cho các bước sau.
Ví dụ như các từ “like”, “dislike”, “popular”, “important”…
Bước 3: Tìm kiếm các từ/ cụm từ tương đồng với các từ thông dụng đó
Sau khi đã xác định được các keywords, người học hãy tìm những từ/ cụm từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với các keywords này để có thể thực hành phương pháp paraphrase.
Tuy nhiên, việc tìm từ này không nên chỉ dừng lại ở việc tra từ/ cụm từ trên các từ điển đồng nghĩa, mà người học còn phải nghiên cứu kĩ sắc thái nghĩa và những văn cảnh có thể sử dụng được những từ ngữ này để tránh lỗi dùng sai từ.
Ví dụ người học tìm được các từ đồng nghĩa của “important” là: Essential, Crucial, Critical, Significant, Necessary, Indispensable. Nếu muốn dùng các từ đồng nghĩa này để thay thế cho “important”, người học nên tìm hiểu kĩ về cách sử dụng những từ ngữ này trước. Một trong những cách hiệu quả để hiểu được chính xác nghĩa của từ vựng là việc tra từ trên các công cụ từ điển Anh – Anh như Oxford, Cambridge. Điều này sẽ giúp người học tránh được thói quen dịch các từ trên sang Tiếng Việt và không phân biệt được sự khác nhau trong cách dùng mỗi từ.
Bước 4: Thực hành các kỹ thuật Paraphrase bằng cách viết một số câu trả lời lên giấy
Sau khi đã có được công cụ hữu hiệu là các từ đồng nghĩa, người học có thế thực hành thêm cả những phương pháp khác như thay đổi chủ ngữ, cấu trúc câu, word form. Để có nhận thức về việc áp dụng các phương pháp này vào phần thi, thí sinh có thể bắt đầu từ việc viết ra câu trả lời của mình trên giấy. Điều này sẽ giúp người học có thêm thời gian suy nghĩ và chủ động hơn trong việc paraphrase lại câu hỏi. Thời gian đầu, người học có thế mất nhiều thời gian trong việc nhớ lại các từ, các cấu trúc câu nhưng dần dần sẽ hình thành được phản xạ, tiết kiệm thời gian và áp dụng được linh hoạt những phương pháp này.
Bước 5: Sử dụng các kỹ thuật đó trong kỹ năng giao tiếp, thực hành tự nhiên
Cuối cùng, khi đã có được nhận thức về Paraphrase, thí sinh có thể áp dụng phương pháp này vào kĩ năng nói để trả lời một số chủ đề thông dụng trong bài thi. Sau một thời gian luyện tập, thí sinh sẽ nhận thấy những tiến bộ rõ rệt và hình thành phản xạ tự nhiên khi áp dụng paraphrase vào ngôn ngữ nói. Và khi một từ ngữ, một cấu trúc câu được lặp lại hoặc sử dụng nhiều lần, nó sẽ được não bộ lưu trữ vào dạng trí nhớ dài hạn, điều này giúp người học có thể sử dụng linh hoạt từ ngữ, cấu trúc này một cách tự nhiên, rất có ích trong việc paraphrase lại câu hỏi.
Từ vựng sử dụng để đổi từ cho các loại câu hỏi và chủ đề trong Phần 1 của IELTS Speaking
Dạng câu hỏi | Danh sách từ vựng |
Liking/ Disliking questions (Câu hỏi về sở thích) “Do you like …?” “Is there anything you don’t like about…?” |
|
Types questions ( Câu hỏi về loại) “ What types of … in your country/ hometown?” “What kinds of … do you like?” |
|
Wh – How questions “How often…” “Who…?” – Who do you spend your weekends with? “What…?” – What do you do in your free time? “When…” – When do you listen to music? | Với những câu hỏi dạng này, người học có thể sử dụng cấu trúc “It depends” khi muốn nói điều đó còn tùy thuộc vào từng trường hợp.
|
‘Important’ questions (Câu hỏi về tầm quan trọng) “Is it important to…?” |
|
‘Would’ questions (Câu hỏi về khả năng) “Would you like to move to another city in the future?” “Would you like to try…?” | Ở dạng này, người học có thể paraphrase lại câu hỏi bằng cách sử dụng câu điều kiện loại 2 cho giả thuyết. [If + thì quá khứ đơn], [would + động từ nguyên mẫu]
Hoặc khi muốn nói rằng tôi muốn thử làm gì, thay vì “try” người học có thể dùng:
|
‘Prefer’ questions (Câu hỏi về thích điều gì hơn) “Do you prefer watching TV to reading books?” “Which one do you prefer?” |
Người học có thể sử dụng cách nói cả hai điều đều có lợi ích, tuy nhiên bản thân hướng về điều nào hơn:
|
‘Popular’ questions (Câu hỏi về độ phổ biến) “Is drama popular in your country?” |
Khi một điều gì đó không chỉ phổ biến mà còn trở thành trào lưu, mốt:
|
Ngoài ra, có một số từ vựng người học có thể cân nhắc sử dụng để paraphrase khi trả lời câu hỏi. Tuy nhiên như bài viết đã đề cập, trước khi dùng bất kì một từ vựng nào, người học cũng cần hiểu rõ sắc thái nghĩa và cách sử dụng trong từng ngữ cảnh. Những từ vựng dưới đây chỉ mang tính chất tổng hợp để người học tham khảo:
Chủ đề | Từ vựng paraphrase |
Lợi ích |
Một sô lợi ích cụ thể khác:
|
Tác hại |
|
Thế mạnh |
|
Thư giãn |
|
Sự bận rộn |
|
Giá cả |
|
Quan điểm |
|
Số lượng (Nhiều) |
|
Các công cụ hữu ích để thực hiện Paraphrase
Từ điển đồng nghĩa - Bách khoa toàn thư từ vựng
Người học có thể sử dụng từ điển đồng nghĩa Thesaurus để tra các synonyms của từ ngữ cần paraphrase.
Thesaurus sẽ tìm ra từ đồng nghĩa và phân loại các synonyms này theo từng lớp nghĩa của từ gốc. Ví dụ từ “popular” ở trên vừa mang nghĩa là “common” (phổ biến), vừa mang nghĩa là “well – known, favourite”, các từ đồng nghĩa với hai lớp nghĩa này sẽ được phân loại riêng với nhau. Không chỉ vậy, những từ ngữ gần nghĩa nhất với từ được tra sẽ được in đậm và ưu tiên xếp ở trước.
Nhược điểm của trang web này là chỉ liệt kê các từ có nghĩa gần giống mà không hướng dẫn cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh, dẫn đến nguy cơ người học sử dụng không đúng cách.
Từ điển Oxford/Cambridge
Sau khi đã biết một số từ đồng nghĩa với từ cần Paraphrase, người học có thể tìm nghĩa và cách sử dụng chúng trên các từ điển Anh – Anh để hiểu rõ về sắc thái nghĩa và chọn từ phù hợp với ngữ cảnh mà họ muốn diễn đạt.
Ví dụ, khi muốn sử dụng từ “ubiquitous” để thay thế cho “popular” trong câu “Motobikes are popular in Vietnam”, người học cần tra cứu từ này trên một trong những từ điển được đề cập. Theo từ điển Oxford, “ubiquitous” có nghĩa là “có vẻ như có ở mọi nơi hoặc ở nhiều nơi cùng một lúc; rất phổ biến” và có ví dụ như “các chiếc xe đạp phổ biến ở các thị trấn đại học”. Do đó, trong trường hợp này, có thể thay thế từ đồng nghĩa như sau: “Motobikes are ubiquitous in Vietnam.”