Trong IELTS Writing Task 1, số lượng những cấu trúc ngữ pháp mà người học cần phải nhớ thường không phải nhỏ và điều này phần nào khiến cho một số người cảm thấy khó khăn khi áp dụng các cấu trúc đó vào một bài viết IELTS Writing, đặc biệt là dạng bài biểu đồ xu hướng trong IELTS Writing Task 1.
Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho người học một số nhóm cấu trúc ngữ pháp để xử lý một bài luận IELTS Writing Task 1 (ngoại trừ hai dạng map và process trong IELTS Writing Task 1) thuộc dạng biểu đồ có sự thay đổi theo thời gian. Kèm theo đó là hướng dẫn áp dụng Mindmap vào việc hệ thống hóa nhóm cấu trúc đó để giúp người học ghi nhớ cũng như truy xuất kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn.
Giới thiệu ngắn gọn về loại biểu đồ xu hướng trong IETS Writing Task 1
Có thể thấy rằng đề bài của biểu đồ trên đã đề cập đến một khoảng thời gian với năm bắt đầu là 2010 và năm kết thúc là 2017 (between 2010 and 2017). Vì vậy, đây là dạng biểu đồ có xu hướng.
Nhóm cấu trúc cho loại biểu đồ xu hướng tăng giảm trong IELTS Writing Task 1
Nhóm cấu trúc thứ nhất: Miêu tả xu hướng
Để mô tả xu hướng trong câu:
‘Số lượng học sinh ở Mytour là 1500 vào năm 2015 và con số này tăng lên mức 2000 vào năm 2016’, thí sinh có thể sử dụng ba cấu trúc mô tả căn bản như dưới đây:
Sử dụng động từ
Cấu trúc này sử dụng từ vựng tăng giảm ở dạng động từ chính trong câu, với chủ ngữ của câu thường là các cụm từ như “the number/amount/quantity/percentage/proportion of” và “the figure for”.
Ví dụ:
The number of Mytour students increased significantly to 2000 in 2016.
The figure for Mytour students rose considerably to 2000 in 2016.
Sử dụng danh từ
Cấu trúc này sử dụng từ vựng tăng giảm ở dạng danh từ trong câu, với chủ ngữ của câu là “there” và động từ chính là “is/was/were”.
Ví dụ:
There was a significant increase of 500 in the number of Mytour students in 2016.
There was a noticeable rise of 500 in the figure for Mytour students in 2016.
Sử dụng saw/witnessed/experienced: (giả sử biểu đồ mô tả năm trong quá khứ)
Cấu trúc thứ ba này sẽ sử dụng các từ ở trên làm động từ chính trong câu và sự khác biệt sẽ nằm ở chủ ngữ được sử dụng. Trong cấu trúc này thì từ vựng tăng giảm sẽ được dùng dưới dạng danh từ.
Ví dụ 1:
Mytour saw a significant increase of 500 to 2000 in the number of students in 2016.
The year 2016 witnessed a dramatic increase of 500 in the number of Mytour students.
Ở hai câu ví dụ đầu tiên này thì chủ ngữ thực hiện hành động “saw” và “witnessed” sẽ là tên của đối tượng được so sánh trong biểu đồ (Mytour) và năm được nhắc tới (the year 2016).
Ví dụ 2:
A considerable increase of 500 was witnessed/seen in the number of Mytour students in 2016.
Câu ví dụ thứ hai này sẽ đưa danh từ tăng giảm lên làm chủ ngữ của câu, và trong trường hợp này thì “saw” và “witnessed” ở dạng bị động (was seen/witnessed) bởi vì chủ ngữ “một sự tăng/giảm” không thể thực hiện hành động “nhìn thấy” được mà người đọc/viết mới là đối tượng thực hiện hành động này; do đó, trường hợp này cần sử dụng điểm ngữ pháp câu bị động (was seen/witnessed = được nhìn thấy/chứng kiến).
Ví dụ 3:
The number of Mytour students experienced a sharp increase of 500 in 2016.
Còn đối với cấu trúc sử dụng “experienced” thì chủ ngữ thường dụng là “the number/amount/quantity/percentage/proportion of” và “the figure for), (tạm dịch: Số liệu học sinh ở Mytour chứng kiến sự tăng/giảm)
Nhóm cấu trúc thứ hai: So sánh xu hướng
Ví dụ người viết phải so sánh các xu hướng sau đây với nhau: Số người dùng các loại phương tiện giao thông ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010:
Đầu tiên, người viết cần áp dụng nhóm cấu trúc mô tả phía trên để mô tả xu hướng của ba đối tượng là Ô tô, Xe máy và Xe đạp, rồi trong bước tiếp theo người viết sẽ cần thêm vào một trong các từ sau đây để hoàn thành việc so sánh giữa những đối tượng đó:
Sử dụng respectively (Dịch nghĩa: tương ứng)
Ví dụ:
The numbers of Vietnamese car and motorbike users increased to 15 million and 30 million respectively.
There were increases to 15 million and 30 million in the numbers of Vietnamese cars and motorbike users respectively.
Khi sử dụng “Respectively”, đối tượng nào được nhắc tới trước trong câu thì sẽ tương ứng với số liệu đầu tiên (trước liên từ ‘and’) và quy luật này cũng áp dụng cho các đối tượng và số liệu còn lại. Trong câu ví dụ trên thì đối tượng ‘cars sẽ tương ứng với số liệu ‘’15 million” và ‘motorbike sẽ là ‘’30 million’’.
Sử dụng while/whereas (Dịch nghĩa: trong khi đó)
Ví dụ:
There was a dramatic increase of 10 million to 15 million million in the number of Vietnamese cars users, while/whereas the figure for motorbike experienced a slight rise to 30 million.
Đối với cấu trúc này, người viết cần lưu ý rằng sẽ có tận hai mệnh đề đi kèm với While/Whereas. Hơn nữa, hai mệnh đề này thông thường được ngăn cách bởi dấu phẩy. Lưu ý rằng từ While/Whereas có thể đặt ở đầu hoặc giữa hai mệnh đề đó.
Cấu trúc cụ thể:
S + V, while/whereas + S’ + V’.
While/Where + S + V, S’ + V’.
Sử dụng conversely/ by contrast/ meanwhile/ at the same time/ in the same year/ similary/ likewwise
Ví dụ:
There was a dramatic increase of 10 million to 15 million million in the numbers of Vietnamese cars users. Conversely, the figure for bicycles experienced a slight fall to 2 million.
Cấu trúc so sánh cuối cùng này cũng gần tương tự như cấu trúc “While/Whereas” ở phía trên; tuy nhiên, khác với cấu trúc “While/Whereas”, cấu trúc này nên được dùng để nối 2 câu riêng biệt như ở ví dụ này để tránh trường hợp câu văn trở nên dài và rối.
Cấu trúc cụ thể:
S + V. Conversely/By contrast/Meanwhile/At the same time/In the same year / Similarly/ Likewise, S’ + V’.
Dịch:
Conversely/By contrast: Ngược lại
Meanwhile/At the same time: Trong khi đó/Cùng thời điểm đó
In the same year: Cũng trong năm đó
Similarly/ Likewise: Tương tự
Cách sử dụng ý tưởng Mindmap để tổ chức cấu trúc của biểu đồ xu hướng trong IELTS Writing Task 1
Mindmap là gì?
Thuật ngữ “Mindmap” hay tạm dịch là “sơ đồ tư duy” được phát minh bởi Tony Buzan vào năm 1974. Cơ chế hoạt động của Mindmap khai thác tiềm năng của cả 2 bán cầu não nhờ vào phương pháp trợ giúp hình ảnh và phân tích logic, giúp người dùng có thể tận dụng được triệt để khả năng ghi nhớ/truy xuất kiến thức từ bộ não của bản thân (Tony Buzan, 1974).
Cụ thể hơn, thay vì ghi chú thông tin theo cách truyền thống như ghi chép trên giấy hay gạch/chấm đầu dòng các điểm chính, sơ đồ tư duy biểu diễn thông tin một cách trực quan bằng biểu đồ do chính người sử dụng tạo ra.
Thông tin trên sơ đồ được sắp xếp với tiêu đề/ chủ điểm chính của bài học nằm ở phần trung tâm, các ý hỗ trợ được phân nhánh theo nhiều hướng tuỳ vào phân phối của bài học, tạo thành một tổng thể sinh động và nhất quán.
Ví dụ về một sơ đồ tư duy:
Khám phá thêm về Mindmap với series:
Mind Maps giúp cải thiện kĩ năng tư duy như thế nào? Phần 1
Sơ đồ tư duy có thể cải năng kỹ năng tư duy của bạn như thế nào? Phần 2
Tổ chức cấu trúc ngữ pháp bằng Mindmap
Có thể thấy rằng nhóm cấu trúc ở phần trên được cung cấp và trình bày theo cách thức truyền thống – ở dạng liệt kê sử dụng các điểm mục số và gạch đầu dòng. Cách thức này có thể khiến cho một số người học cảm thấy khó khăn trong việc ghi nhớ; vì vậy, sau đây sẽ là các bước hướng dẫn cụ thể để tạo nên một Mindmap từ nhóm cấu trúc ở phần trước, góp phần giúp cho quá trình ghi nhớ của người học trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.
Bước 1: Xác định trọng tâm của Mindmap (Trọng tâm của nội dung cần ghi nhớ)
Để hình thành một Mindmap, đầu tiên người sử dụng cần phải xác định chủ đề, ý tưởng trọng tâm của Mindmap. Người sử dụng chỉ nên chọn một/cụm từ khoá cô đọng nhất để làm chủ đề và viết chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Vì vậy, với trọng tâm nội dung là về việc ghi nhớ nhóm cấu trúc đã được cung cấp ở phần trước, người viết chỉ cần ghi như sau:
Bước 2: Xác định các đặc điểm/ khía cạnh nhỏ hơn được phát triển từ chủ đề. (Phân nhánh cấp 1)
Người học lựa chọn các đặc điểm, các khía cạnh trong chủ đề chính mà người đọc muốn khai thác sâu hơn hoặc muốn ghi nhớ và trình bày các ý dưới dạng từ khóa hoặc câu đơn súc tích.
Đối với chủ đề “Nhóm cấu trúc Task 1 Xu Hướng”, người học sẽ có hai khía cạnh nhỏ hơn cần được ghi lại là “Mô tả xu hướng” và “So sánh xu hướng”.
Bước 3: Xác định các ý bổ trợ, giải thích cho các đặc điểm ở bước 2. (Phân nhánh cấp 2, cấp 3, …)
Sau khi đã hoàn thành các nhánh lớn, người học bắt tay vào triển khai với các ý liên quan – phân nhánh cấp 2:
Với “Mô tả xu hướng”: người học có 3 cấu trúc cần phải ghi nhớ là “Dùng động từ”, “Dùng danh từ” và “saw/witnessed/experienced”.
Với “So sánh xu hướng”: người học cũng có 3 cấu trúc cần phải ghi nhớ là “Respectively”, “While/Whereas” và cuối cùng là nhóm trạng từ đứng đầu câu “Conversely/ By Contrast/ Meanwhile/ At the same time/ In the same year/ Similarly/ Likewise” – tác giả sẽ ghi ngắn gọn trong Mind map là “Adverbs”; tuy vậy, người học cũng có thể tiếp tục chia thành nhiều nhánh và ghi rõ từng trạng từ riêng biệt.
Sau khi hoàn thành phân nhánh cấp 2, nếu muốn chi tiết hơn, người học còn có thể tạo ra được liên kết, tiếp tục tạo phân nhánh cấp 3 với những ví dụ cụ thể.
Bước 4: Kiểm tra lại tính liên kết cũng như tính chính xác của các thông tin đã đưa vào và bắt đầu ôn tập.
Áp dụng ý tưởng Mindmap để xây dựng dàn ý và viết một đoạn văn hoàn chỉnh trong loại biểu đồ xu hướng trong IELTS Writing Task 1
Đề bài mẫu
The amount of rice produced in four different Asian countries from 1996 to 2016 (measured in millions of tonnes).
Với đề bài và nhóm cấu trúc được cung cấp ở trên, người học có thể tự cho ra nhiều dàn ý theo những hướng khác nhau; tuy vậy, điểm mấu chốt ở đây sẽ là ở việc tận dụng Mindmap để giúp việc lên dàn ý trở nên cô đọng, súc tích, và quan trọng nhất là sự linh hoạt trong quá trình chọn cấu trúc giúp cho đoạn văn sau này viết ra không bị trùng cấu trúc giữa các câu.
Sau đây sẽ là hai trong số nhiều cách lên dàn ý khác nhau (trong đó nội dung được in đỏ nằm trong ngoặc vuông là cấu trúc mô tả xu hướng, còn với ngoặc tròn và in xanh dương sẽ là cấu trúc so sánh xu hướng – tương tự như những gì được mô tả trong Mindmap phía trên).
Lưu ý: Khi lên dàn ý, người viết cần quan sát các cấu trúc theo chiều từ trái sang phải của Mindmap để ứng dụng các cấu trúc mô tả trước, sau đó đến các cấu trúc so sánh. Thêm vào đó, người viết cũng nên dùng ký hiệu mũi tên cho việc biểu thị sự tăng giảm của đối tượng được nhắc tới để giúp công đoạn này trở nên nhanh hơn.
Dàn ý mẫu 1
Bước 1: Tổ chức nội dung trong đoạn văn
Câu 1: Số liệu của Thailand tăng còn số liệu của China giảm (sự đối lập giữa tăng và giảm)
Câu 2: Một cách tương tự, số liệu của Vietnam tăng còn số liệu của Myanmar giảm (sự đối lập một tăng và một giảm)
Bước 2: Xây dựng công thức dựa trên ý tưởng Mindmap
Dàn bài khái quát: In 2016, Thailand , China . , Vietnam , Myanmar .
Áp dụng cấu trúc từ Mindmap vào dàn bài: In 2016, Thailand [dùng động từ] – diễn đạt xu hướng tăng, (while) China [dùng danh từ] – diễn đạt xu hướng giảm. (Meanwhile,) Vietnam [saw] – diễn đạt xu hướng tăng, (whereas) Myanmar [experienced] – diễn đạt xu hướng giảm.
Phân tích: Nhờ sơ đồ Mindmap, người đọc có thể sử dụng linh hoạt, tránh sự trùng lặp một cấu trúc câu nhất định, thông qua việc [dùng động từ, dùng danh từ và experienced. Các từ nối while, meanwhile, và whereas cũng được tận dụng từ Mindmap, nhằm tạo sự đa dạng về từ nối sử dụng trong đoạn văn.
Bước 3: Sử dụng công thức và dữ liệu từ biểu đồ để viết đoạn văn
In 2016, the amount of rice produced in Thailand increased significantly to 4.5 million tonnes, while there was a dramatic decrease in the figure for China (from 3.5 to 1.5 million tonnes). Meanwhile, Vietnam saw a noticeable rise to 5 million tonnes in the amount of rice produced, whereas Myanmar’s figure experienced a slight drop to 1 million tonnes.
Dàn ý mẫu 2: Tương tự như dàn ý mẫu đầu tiên.
Bước 1: Tổ chức nội dung trong đoạn văn
Câu 1: Số liệu của Việt Nam tăng còn số liệu của cả China và Myanmar giảm (sự đối lập giữa tăng và giảm)
Câu 2: Cùng thời điểm đó, số liệu của Thailand tăng.
Bước 2: Xây dựng công thức dựa trên ý tưởng Mindmap
Dàn bài khái quát: In 2016, Việt Nam , China và Myanmar . , Thailand .
Áp dụng cấu trúc từ ý tưởng bản đồ tư duy vào dàn bài: In 2016, Vietnam [dùng danh từ] – diễn đạt xu hướng tăng, (while) China & Myanmar [dùng động từ] – diễn đạt xu hướng giảm – (respectively). (At the same time,) Thailand [witnessed] – diễn đạt xu hướng tăng.
Bước 3: Sử dụng công thức và dữ liệu từ biểu đồ để viết đoạn văn
In 2016, there was a noticeable increase to 5 million tonnes in the amount of rice produced in Vietnam, whereas the figures for China and Myanmar fell considerably to 1.5 and 1 million tonnes respectively. At the same time, a significant rise to 4.5 million tonnes was witnessed in the amount of rice produced in Thailand.