
1. Wh = Watt - giờ, hay còn gọi là giờ Watt
Ví dụ, nếu thấy con số 100Wh, đó cho biết rằng cục pin dự phòng (hoặc pin chính của thiết bị) có thể cung cấp 100W điện trong 1 tiếng đồng hồ, và nếu đầu ra giảm xuống còn 20W, thì pin có thể cung cấp điện trong 5 giờ.
Tôi đọc trên trang BixPower, một nhà sản xuất pin và đồ phát điện, họ cho biết họ ưa chuộng sử dụng chỉ số Wh hơn khi so sánh giữa các cục pin với nhau vì nó chính xác hơn. Ví dụ, nếu thấy pin 200Wh, thì chắc chắn dung lượng cao hơn so với cục 100Wh.

2. mAh = mili ampe giờ
Trong hình trên, cục pin của Galaxy Note 10+ 5G có điện thế 4,4V
Ngay cả khi hai chiếc điện thoại hoặc máy tính có cùng dung lượng pin, chúng vẫn có thể có thời gian sử dụng khác nhau. Tùy thuộc vào nhà sản xuất, hệ điều hành và phần mềm, chúng có thể tiêu thụ năng lượng khác nhau dựa trên công nghệ quản lý năng lượng mà họ sử dụng.
3. Dung lượng pin và công suất đầu ra tối đa của pin là hai khía cạnh khác nhau
Một cục pin 300Wh chỉ có thể cung cấp tối đa 100W điện. Bạn có thể so sánh nó như một chiếc xe hơi. Dung lượng pin lớn không có nghĩa là chiếc xe sẽ chạy nhanh hơn, mà chỉ là nó có bình xăng lớn hơn.
4. Pin dự phòng luôn có sự mất mát về dung lượng
Để bảo vệ bạn và đồ của bạn, pin dự phòng (cũng như mọi loại pin khác) cần phải có các mạch bảo vệ. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc pin Li-ion sẽ mất điện nếu để không sử dụng, thậm chí khi bạn không sử dụng pin cho bất kỳ thiết bị nào. Những điều này khiến dung lượng pin thực tế mà bạn có thể sử dụng luôn thấp hơn so với con số tối đa mà nhà sản xuất cung cấp. Anh em hãy nhớ điều này nhé.
Nếu anh em phát hiện thông tin nào thiếu sót hoặc không chính xác, đừng ngần ngại góp ý nhé. Mình không chuyên sâu về lĩnh vực điện tử này nên nếu có sai sót, mong anh em thông cảm, mình sẽ sửa ngay.