Mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng cảm giác khao khát sống cao và bị áp đặt bởi cuộc sống vẫn hiện hữu mãi trong tâm hồn Nam Cao: “Đau đớn vì những cuộc sống muốn bay cao nhưng bị áo cơm đè nặng đất đai.”, trích 'Sống mòn'. Xã hội thay đổi, nhưng quan niệm về đam mê vẫn còn, một khái niệm xa xỉ, mơ hồ. Liệu đam mê chỉ là phút chốc của tuổi trẻ, sẽ phai nhạt theo thăng trầm cuộc đời hay đam mê là việc vươn tới bầu trời rộng lớn, không dành cho những thử thách đời thường?
Tôi từng xem một bộ phim hoạt hình kể về một người đàn ông làm giáo viên âm nhạc, khát khao trở thành nhạc công biểu diễn tại những sân khấu lớn. Nhưng khi thực hiện được ước mơ, anh chợt nhận ra điều mình mong muốn không hẳn là như mình tưởng. Cảm giác mơ mộng khi chơi nhạc chỉ là thoáng qua, rồi anh trở lại cuộc sống hàng ngày. Dù là nhạc công, anh vẫn phải trải qua những công việc không thú vị như khi làm giáo viên. Câu chuyện đó đã đặt ra câu hỏi trong tôi: Đuổi theo đam mê, mình có sẵn lòng hy sinh không?
Đó có thể là một sự hiểu lầm phổ biến khi nói về việc theo đuổi ước mơ làm những điều mình thích, giỏi. Nhiều người nghĩ rằng khi bước chân vào con đường đến với ước mơ, họ sẽ đi trên con đường bằng phẳng, phiêu diêu và đầy màu sắc. Nhưng sự hiểu lầm ấy sẽ khiến chúng ta chao đảo khi gặp khó khăn. Quy luật của cuộc sống giống như diều bay lên nhờ gió. Vậy nên, nếu muốn theo đuổi ước mơ, chúng ta cần hiểu rằng, đó không chỉ là những gì mình yêu thích mà còn là sự hy sinh cho những giấc mơ ấy. Hy sinh thời gian, công sức, tuổi trẻ. Hy sinh là lựa chọn làm những điều mình không thích để theo đuổi đam mê. Đó là những điều mà tôi được nghe gần đây: Kiếm tiền để nuôi đam mê và thực hiện đam mê để nuôi bản thân. Yêu công việc mình làm mới có thể làm điều mình yêu chăng?
Tôi luôn tin vào quan điểm, khi gặp khó khăn, hãy nhớ lại lý do bắt đầu. Câu nói ấy đã khẳng định tầm quan trọng của động lực ban đầu, lý do ban đầu cho một ước mơ mạnh mẽ, giống như ngọn rễ sâu vào lòng đất, cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển, để ta có thể bám vào và tiếp tục bước đi. Đam mê phải đi đôi với giá trị, vì những điều có giá trị sẽ tồn tại lâu dài, còn những thứ chỉ thoáng qua thường kết thúc nhanh chóng. Dù đẹp, nhưng chỉ là thoáng qua.
Nếu động lực là lực đẩy bạn tiến về phía trước, thì mục tiêu và hướng đi là những thứ giúp bạn đi đúng đường. Giống như một chiếc la bàn kịp thời chỉ dẫn bạn đến đích. Đừng dừng lại ở việc đặt ra mục tiêu, khi mục tiêu chưa rõ ràng và không mang ý nghĩa lâu dài. Hãy tìm ra sứ mệnh của mình bằng cách tham khảo mô hình Ikigai - một khái niệm giúp bạn tìm ra “lý do của sự tồn tại”. Xác định rõ ràng thông qua trải nghiệm, suy ngẫm, tự hỏi và ghi chép 4 yếu tố:
Việc bạn yêu thích
Việc mà xã hội cần
Việc mang lại thu nhập
Việc bạn làm tốt
của bản thân. Ikigai của bạn chính là điểm giao nhau giữa 4 yếu tố là lý do cốt yếu để bạn thức dậy vào mỗi buổi sáng này. Kiểu xác định này sẽ khá tối ưu cho những trường hợp chưa tìm ra đam mê hoặc đang phí hoài tiềm năng của mình, cũng có khi là cố chấp. Để dù cho thế giới vạn vật biến đổi không ngừng, bạn vẫn có 1 điểm gốc, 1 điểm đến kiên định để nương vào.
Chắc hẳn chúng ta thắc mắc rất nhiều, rằng vì sao mà mình thường không được ủng hộ đi theo đam mê ? Còn lý do gì ngoài sợ ta thất bại, đi sai hướng không ? Dần dần tôi mới hiểu được, đó là vì mỗi người đều có sự ưu tiên trong cuộc sống khác nhau. Có 2 xu hướng ưu tiên chủ yếu, tôi mượn hình ảnh “mặt trăng” và “đồng sáu xu” để làm rõ. Có nhiều người đi theo lối sống thực tế, nhìn xuống đồng sáu xu. Họ cho rằng, sống trước hết là phải đáp ứng được hết những nhu cầu của bản thân, chăm lo cho cuộc sống của gia đình, tận hưởng niềm vui rồi mới đến Và tôi cũng như những người khác thuộc nhóm còn lại - nhìn lên mặt trăng. Có đúng sai gì ở đây không ? Câu trả lời xin thưa là không. Không có đúng sai, chỉ có phù hợp với bản thân hay không. Việc có những người sống và làm theo đam mê dẫn lối không có nghĩa là họ là những kẻ mộng mơ. Tương tự, hãy thấu hiểu cho đối phương nếu họ thường xuyên phản đối bạn, có lẽ là do thế giới quan giữa mọi người vốn luôn đa dạng, muôn màu như vậy. Nhận thức được điều này cũng là tiền đề để tìm được tiếng nói chung và sự ủng hộ lẫn nhau giữa những góc nhìn. Một lúc nào đó bạn cảm thấy trong lòng dâng lên cảm giác bực bội, hãy thử đọc cuốn “Mặt trăng và đồng sáu xu” của nhà văn người Anh William Somerset Maugham.
“Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của ước mơ không phải ở chỗ nó có phù hợp với khả năng thực tế hay không. Điều quan trọng là nó cho phép bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn, trong một thế giới mà bạn có thể hóa thân một cách hồn nhiên nhất vào đấng toàn năng.” Từng chữ cứ thế len lỏi tinh tế, chạm thật khẽ vào thâm tâm sâu thẳm luôn nhói một nỗi sợ thất bại. Rồi cứ thấm dần, thấm dần. Và không thôi trăn trở.
Đam mê, ước mơ, hoài bão, khát vọng đẹp lắm. Được có cơ hội dấn thân, thì chính mình cũng thêm trải nghiệm, gặp gỡ những điều tốt đẹp, ý nghĩa với bản thân. Được dần trở thành những phiên bản ngày càng hoàn hảo hơn. Để còn được sống trọn vẹn.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đặt lên những dòng này trong Tôi là Bê Tô: “Quá trẻ thì không thể hiểu được rằng ước mơ đôi khi không phải là điều nhất định phải thực hiện cho bằng được, hơn nữa có thể là điều mà người ta không có khả năng thực hiện trong suốt cuộc đời mình.” Hãy dùng cuộc đời của chính bản thân để chứng minh hay phản biện lại câu văn này.
Người Tạo: Bảo Hân