Bài viết IELTS Writing Task 2 dường như là một thử thách đầy khó khăn với mọi thí sinh trong kỳ thi IELTS. Ở phần thi này, thí sinh được yêu cầu viết một bài văn nghị luận (Argumentative Essay) để nêu quan điểm về một vấn đề đã nêu ra và giám khảo sẽ đánh giá kỹ năng ngôn ngữ của thí sinh thông qua vốn từ vựng, kiến thức ngữ pháp cũng như khả năng lập luận, trình bày bài văn nghị luận. Bài văn này sẽ chiếm 2/3 số điểm và được xem là một trong những nhân tốt nhân tố có tính quyết định cho kết quả của bài thi Writing cũng như cả kỳ thi IELTS.
Chính vì thế, việc luyện tập để rèn luyện kỹ năng viết một văn bản nghị luận thành công, có lập luận chặt chẽ và hiệu quả thuyết phục là điều vô cùng quan trọng để gặt hái được số điểm cao trong bài thi IELTS. Trong bài viết IELTS Writing Task 2, một trong những loại lỗi sai mà rất nhiều thí sinh hay mắc phải đó là các lỗi liên quan tới lập luận. Đó có thể việc đưa ra lý lẽ thiếu chặt chẽ, cung cấp các dẫn chứng thiếu thuyết phục hoặc thể hiện qua các lỗi ngụy biện (Fallacy) trong bài. Các lỗi lập luận này thường bắt nguồn từ tư duy của thí sinh, từ các quan điểm hay ngộ nhận sai lầm và dẫn tới các lập luận không có tính logic và thiếu thuyết phục. Đôi khi, các lỗi lập luận có thể không đến từ tư duy mà từ cách diễn đạt chưa khéo léo của người viết, làm cho người đọc hiểu sai luận cứ của mình hoặc làm cho lý lẽ và dẫn chứng trở nên tối nghĩa, không rõ ràng. Để viết một bài văn nghị luận thành công, người viết cần học cách để nhận biết và tránh hay khắc phục các lỗi lập luận thiếu hợp lý. Điều này sẽ giúp lập luận trở nên chặt chẽ hơn, thuyết phục hơn và mang lại kết quả tốt cho bài viết.
Ở bài viết này, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích và đề xuất các cách khắc phục cho một lỗi lập luận rất phổ biến trong tranh biện cũng như trong các văn bản nghị luận – Sự nhầm lẫn giữa mệnh đề thuận và mệnh đề đảo.
Key Takeaways |
---|
Quy tắc 1: Khái quát hóa các luồng thông tin trong mệnh đề gốc bằng các chữ cái A, B, C Quy tắc 2: Tập trung vào tính đúng sai của mệnh đề ban đầu |
Mệnh đề thuận và mệnh đề đảo là gì?
Ví dụ: Nếu X là một chú chó, X là một động vật có bốn chân.
Trong trường hợp trên, ta có thể đánh giá luồng thông tin A sẽ ứng với vế câu “X là một chú chó” còn luồng thông tin B sẽ ứng với vế câu “X là một động vật có 4 chân”. Như đã nói ở trên, quy luật logic cơ bản của dạng mệnh đề “A —> B” là: Nếu A đúng thì chắc chắn B sẽ đúng.
Tính đúng sai của mệnh đề “A —> B” có thể được đánh giá dựa trên tính đúng sai của các luồng thông tin A và B trong mệnh đề.
Ví dụ: Người cha nói với con trai của mình rằng “Nếu con đứng hạng nhất trong lớp, ba sẽ cho con đi du lịch ở Dubai”. Xét mệnh đề được nói bởi người bố, ta sẽ gán luồng thông tin A với vế câu “Con đứng hạng nhất trong lớp” và luồng thông tin B với câu “Ba sẽ cho con đi du lịch ở Dubai”. Khi này, mệnh đề “A —> B” sẽ đúng khi và chỉ khi:
A đúng và B đúng: Con được hạng nhất và ba cho con đi du lịch ở Dubai à Người bố nói đúng
A sai và B đúng: Con không được hạng nhất nhưng bố vẫn cho con đi du lịch ở Dubai —> Lời người bố nói ban đầu vẫn đúng
A sai và B sai: Con không được hạng nhất và bố cũng không cho con đi du lịch ở Dubai —> Lời người bố nói vẫn đúng vì người con không hoàn thành được mục tiêu đề ra
Đồng thời, mệnh đề thuận “A —> B” sẽ sai khi và chỉ khi luồng thông tin A đúng nhưng luồng thông tin B lại sai: Con được hạng nhất nhưng bố không cho con đi du lịch ở Dubai —> Lời người bố nói là sai
Trong thực tế, ta có thể thấy rất nhiều mệnh đề có thể đưa được về dạng “A —> B”, có thể quan sát một số ví dụ sau:
Nếu trời không mưa, chúng sẽ mở bữa tiệc ở ngoài trời.
Nếu mực nước biển tiếp tục tăng lên, rất nhiều thành phố sẽ bị nhấn chìm.
Nếu không giao bài tập về nhà cho học sinh, chất lượng và hiệu quả của nền giáo dục sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.
Với mỗi mệnh đề “A —> B” bất kỳ, ta sẽ có mệnh đề “B —> A” được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề thuận “A —> B” ban đầu.
Ví dụ, ta có thể quan sát các cặp mệnh đề sau: “Nếu trẻ em không nghe lời bố mẹ, chúng sẽ bị phạt” và mệnh đề “Nếu trẻ em bị phạt, chúng sẽ không nghe lời bố mẹ”.
Trong ví dụ ở trên, ta có thể gán luồng tin A với vế “Trẻ em không nghe lời bố mẹ” và luồng thông tin B với vế “Trẻ em sẽ bị phạt”
Một số ví dụ tương tự:
“Nếu thanh thiếu niên dành nhiều thời gian chơi game, họ sẽ dành ít thời gian để luyện tập thể thao” và “Nếu thanh thiếu niên dành ít thời gian để luyện tập thể thao, họ sẽ dành nhiều thời gian để chơi game”.
“Nếu bạn không dành thời gian để tập luyện thể thao, sức khỏe của bạn sẽ yếu” và “Nếu sức khỏe của bạn yếu, bạn sẽ không dành nhiều thời gian để tập luyện thể thao”
Sự phân biệt giữa mệnh đề thuận và mệnh đề đảo trong IELTS Writing Task 2
Người viết cần hiểu rõ ràng, mệnh đề thuận “A —> B” và mệnh đề đảo “B —> A” khác nhau hoàn toàn về ý nghĩa và giá trị. Do đó, hai mệnh đề trên hoàn toàn không thể thay thế vị trí của nhau khi lập luận.
Ví dụ:
Ta có mệnh đề thuận “A —> B”: Nếu X là một chú chó, X là một loài động vật có bốn chân.
Mệnh đề đảo “B —> A” của mệnh đề trên: Nếu X là một loài động vật có 4 chân, X là một chú chó.
Quan sát hai mệnh đề trên, ta thấy các mệnh đề thuận và mênh đề đảo hoàn toàn không tương đồng về ý nghĩa và giá trị. Trong khi mệnh đề thuận ở trên là một mệnh đề hiển nhiên đúng thì mệnh đề đảo có thể sai. Chính vì thế, người viết cần tỉnh táo và nhận ra chính xác mệnh đề mình đang chứng minh, tránh việc sa đà vào phân tích lan man hay lập luận về các luồng thông tin không liên quan.
Xét ví dụ sau:
Đề: To succeed in business, one needs to know math. To what extent do you agree or disagree?
Lập luận trong bài: Mathematics is not instrumental in becoming successful in business. There are many people who are excellent in Mathematics but fail to perform well in practical business world. For instance, it is not uncommon to observe students at universities with firm backbone knowledge in math but lack many essential social skills. These students are apparently not suitable to become businessmen.
Quan sát và phân tích kỹ, ta sẽ nhận ra được sự nhầm lẫn của tác giả về đối tượng mà văn bản muốn hướng tới.
Trước hết, ta cần mổ xẻ để hiểu rõ mệnh đề mà đề bài muốn hướng tới và so sánh mệnh đề của đề bài với mệnh đề mà tác giả đưa ra lập luận. Theo đề bài “To succeed in business, one needs to know math” hay nói cách khác, để giỏi Kinh doanh thì bắt buộc phải biết về Toán học. Tổng quát hóa đề bài lên, ta có thể nói, nếu một người thành công trong kinh doanh, người đó phải biết về Toán học.
Khi này, ta có thể gán vế “Một người thành công trong kinh doanh” với luồng thông tin A và vế “Người đó phải biết về Toán học” với luồng thông tin B. Từ đó, ta kết luận đề bài muốn người viết nêu quan điểm về mệnh đề “A —> B”.
Tiếp theo, ta sẽ phân tích các lý lẽ và dẫn chứng tác giả đưa ra trong đoạn văn. Ngay tại câu chủ đề ở đầu đoạn, ta có thể thấy tác giả đã nêu rõ quan điểm không đồng tình với mệnh đề được nêu ra trong đề bài. Tuy nhiên, khi phân tích luận cứ được cung cấp, ta có thể thấy lập luận của tác giả thực sự không liên quan tới đề bài.
Ở các phần lập luận sau, ta thấy lý lẽ và dẫn chứng của người viết đều tập trong vào việc phản đối quan điểm “Người giỏi Toán sẽ giỏi kinh doanh”. Hiển nhiên, điều này là không hợp lý vì hai mệnh đề trên hoàn toàn không đồng nghĩa với nhau. Bởi dù người giỏi Toán đều giỏi Kinh doanh thì điều đó cũng không có nghĩa tất cả những người giỏi Kinh doanh sẽ giỏi Toán. Ở đây, ta có thể thấy đối tượng mà đề bài nêu ra và đối tượng mà tác giả nhắc tới hoàn toàn không liên quan tới nhau và không thể thay thế được cho nhau.
Rõ ràng, tác giả đã nhầm lẫn giữa mệnh đề thuận và mệnh đề đảo trong lập luận. Với mệnh đề thuận A —> B ban đầu của đề bài, tác giả đã nêu rõ quan điểm phản đối mệnh đề này ngay đầu đoạn văn. Tuy nhiên, trong các lập luận ở sau, tác giả lại đưa ra các lý lẽ và dẫn chứng để phản đối mệnh đề đảo B —> A và trở nên xa rời mệnh đề gốc A —> B ban đầu.
Khắc phục:
Sự nhầm lẫn giữa mệnh đề thuận và mệnh đề đảo trong lập luận có thể mang lại rất nhiều khó khăn và làm giảm hiệu quả thuyết phục của văn bản nghị luận đi rất nhiều lần. Chính vì thế, việc nhận biết và khắc phục sự nhầm lẫn này có vai trò rất quan trọng trong việc viết lách văn bản nghị luận. Để tránh sự nhầm lẫn giữa mệnh đề thuận và đảo khi viết lách, người viết có thể áp dụng một số quy tắc sau:
Quy tắc 1: Tổng quát hóa các thông tin trong mệnh đề bằng các chữ cái A, B, C
Tuy nhiên, khi người viết gán các luồng thông tin trong mệnh đề gốc với các chữ cái thì mối quan hệ sẽ trở nên rõ ràng hơn. Cụ thể, nếu một người thành công trong Kinh doanh – tức là nếu A đúng, thì người đó phải giỏi Toán – tức B bắt buộc phải đúng. Khi đánh giá được mệnh đề, nếu A đúng thì B bắt buộc phải đúng, ta có: A—> B.
Việc sử dụng các chữ cái giúp người viết đơn giản hóa các luồng thông tin, tập trung vào các mạch thông tin chính và không bị lúng túng, sa đà vào các vấn đề không liên quan hay diễn đạt lan man xa rời luận điểm chính ban đầu.
Quy tắc 2: Tập trung vào tính chính xác của mệnh đề ban đầu
Hướng 1:Tập trung vào bản chất vấn đề, chứng minh trực tiếp A —> B.
Nếu người viết phát triển lập luận theo hướng này, người viết sẽ sử dụng lý lẽ chặt chẽ, logic và dẫn chứng cụ thể, thực tiễn để khẳng định rằng nếu A đúng thì B bắt buộc phải đúng.
Với đề bài như ở ví dụ trên, người viết có thể lập luận để giải thích rằng nếu một người giỏi kinh doanh, người đó bắt buộc phải giỏi Toán. Đồng thời người viết sẽ đưa ra các dẫn chứng cụ thể và đáng tin cậy để khẳng định rằng tất cả những doanh nhân thành công đều giỏi Toán
Hướng 2: Chứng minh gián tiếp thông qua mệnh đề phản đảo “B sai —> A sai”:
Hướng tiếp cận tiếp theo mà người viết có thể xem xét đó là chứng minh mệnh đề “A —> B” thông qua mệnh đề phản đảo “B sai —> A sai”. Đôi khi việc chứng minh trực tiếp “A —> B” có thể quá khó và quá tốn thời gian trong bài thi IELTS, người viết có thể cân nhắc phát triển bài văn theo hướng phản đảo. Theo ví dụ ở trên, để chứng minh “Người thành công trong Kinh doanh thì phải biết Toán học”, ta có thể chứng minh bằng cách phản đảo lại mệnh đề và chứng minh rằng “Người không biết Toán học thì không thể thành công trong Kinh doanh”. Thông thường, việc sử dụng mệnh đề phản đảo sẽ mang lại cho người viết những góc nhìn mới và có thể giúp người viết đưa ra những dẫn chứng thiết thực, dễ hiểu hơn cho bài văn.
Nếu người viết muốn thể hiện quan điểm bất đồng với mệnh đề “A —> B” thì người viết cần chứng minh mệnh đề này sai. Như đã nhắc tới ở trên, mệnh đề “A —> B” sai khi và chỉ khi luồng thông tin A đúng nhưng lại dẫn tới luồng thông tin sai. Người viết có thể lập luận cung cấp các ly lẽ và dẫn chứng để khẳng định rằng cho dù A đúng thì B vẫn có thể sai. Khi này, người viết có thể hoàn toàn phản bác được mệnh đề “A —> B”.
Như trong ví dụ với đề bài ở trên, khi người viết không đồng tình với quan điểm “Để thành công trong kinh doanh thì phải giỏi Toán học”, bài văn cần tập trung vào chứng minh rằng một người vẫn có thể thành công trong kinh doanh dù không giỏi Toán học.
Lời giải đề xuất: From my perspective, one can still be successful in business notwithstanding lacking mathematical knowledge. In a business organisation, jobs that require mathematical skills such as accounting or market analysis can easily be supported by a great number of well-qualified employees. Entrepreneurs and business owners are expected to have strong leadership and organising skills while learning abstract mathematical concepts are not likely to bring many practical values.
Quan sát lập luận trong đoạn văn đề xuất ở trên, ta có thể thấy, bằng cách chứng minh A đúng nhưng B vẫn có thể sai, ta đã phản bác được mệnh đề “A —> B” một cách hiệu quả.
Bài tập thực hành
Bài 1: The abolishment of homework will improve the quality of educational system. To what extent do you agree or disagree?
Bài giải 1
Đối với đề bài trên, trước hết, ta cần tổng quát hóa các luồng thông tin trong đề bài bằng các chứ cái A và B. Ở đây, đề bài cung cấp hai luồng thông tin là “việc bỏ bài tập về nhà” và “cải thiện chất lượng giáo dục. Ta sẽ gán A tương ứng với “việc bỏ bài tập về nhà” và gán B ứng với “cải thiện chất lượng giáo dục.
Tiếp đó, ta cần đánh giá mối liên hệ giữa các luồng thông tin này vừa đưa ra mệnh đề thuận phù hợp. Ở đây, theo đề bài, có thể thấy, sự việc A sẽ dẫn tới sự việc B. Nói cách khác, nếu A xảy ra thì sẽ kéo theo B xảy ra hay nếu A đúng thì chắc chắn B sẽ đúng. Từ đó, ta có mệnh đề của đề bài là A —> B.
Mệnh đề đảo của đề bài là: B —> A. Nếu diễn đạt bằng lời, mệnh đề đảo có thể được phát biểu như sau: Nếu chất lượng giáo dục được cải thiện thì bài tập về nhà sẽ được bãi bỏ.
Bài 2: To encourage teenagers to spend more time on sports, online games must be prohibited. Do you agree or disagree with the statement?
Bài giải 2: Với đề bài, ta sẽ gán A với việc “khuyến khích thanh thiếu niên dành thời gian cho thể thao” và gán B với “cấm trò chơi điện tử”. Theo đề bài, ta có thể thấy, để điều A xảy ra thì điều B chắc chắn phải xảy ra. Nói cách khác, nếu A đúng thì B chắc chắn phải đúng. Từ đó, ta có mệnh đề thuận A —> B.
Từ dữ liệu trên, ta cũng có thể đưa ra mệnh đề đảo: B —> A. Khi diễn đạt bằng lời, mệnh đề đảo sẽ là: Nếu cấm trò chơi điện tử, thanh thiếu niên sẽ dành nhiều thời gian chơi thể thao hơn.
Có thể thấy mệnh đề đảo dễ bị nhầm lẫn với mệnh đề thuận trong trường hợp này nhưng người viết cần tỉnh táo để phân tích và hiểu kỹ ý nghĩa của hai mệnh đề. Ta có thể tạm coi A như tập hợp các thiếu niên thích chơi thể thao và B như tập hợp các thiếu niên bị cấm game.
Theo đề bài, mọi thiếu niên tham gia thể thao nhiều không nhất thiết sẽ bị cấm chơi game. Ngược lại, một thiếu niên bị cấm chơi game không hẳn sẽ tập trung vào thể thao mà có thể sử dụng thời gian đó cho các hoạt động khác.
Bài 3: Khi một quốc gia phát triển, các phong tục và giá trị truyền thống của quốc gia đó sẽ sớm biến mất. Bạn đồng ý hay không đồng ý với quan điểm này?
Mệnh đề đảo của mệnh đề trên là: B —> A. Nói một cách khác, khi các giá trị và phong tục truyền thống của một quốc gia biến mất, quốc gia đó sẽ phát triển.