1. Tìm hiểu tổng quan về sự phát triển của thai nhi
Trước khi khám phá chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tháng, bố mẹ cần hiểu rõ một số điều cơ bản về quá trình này. Trong 8 tuần đầu tiên kể từ khi thụ tinh thành công, thai trong bụng phụ nữ thường được gọi là phôi thai.
Cha mẹ luôn cảm thấy xúc động khi theo dõi sự phát triển của thai nhi
Em bé sẽ ở trong bụng mẹ khoảng 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp em bé sẽ ra đời sớm hoặc muộn hơn so với thời gian này. Thai kỳ được chia thành 3 giai đoạn chính với những thay đổi rất rõ rệt của thai nhi.
2. Quá trình thụ thai
Em bé hình thành thông qua quá trình thụ tinh, khi tinh trùng của bố xâm nhập vào trứng của mẹ. Sau khi thụ tinh thành công, trứng sẽ phân chia thành rất nhiều tế bào, di chuyển từ ống dẫn trứng tới tử cung. Phôi thai khi đến tử cung sẽ gắn vào nội mạc tử cung.
3. Sự phát triển của em bé trong tháng đầu tiên
Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, xuất hiện túi ối và nhau thai. Túi ối bao quanh phôi thai, chứa dịch lỏng để bảo vệ và tạo điều kiện cho sự phát triển của thai nhi. Nhau thai truyền dinh dưỡng từ mẹ cho em bé phát triển và loại bỏ chất thải.
Trong 4 tuần đầu, em bé sẽ phát triển ra sao? Lúc này, một số bộ phận trên cơ thể bắt đầu hình thành như miệng, cổ họng, tế bào máu và hệ thống tuần hoàn,... Đặc biệt, sau 1 tháng, kích thước của thai rất nhỏ, chỉ bằng một hạt vừng.
4. Sự phát triển của em bé trong tháng thứ 2
Bước sang tháng thứ 2, sự phát triển của thai nhi rõ ràng hơn, với kích thước bằng một hạt đậu nhỏ, dài khoảng 1,5 - 1,6cm. Các bộ phận trên cơ thể tiếp tục hình thành.
Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước nhỏ, mắt bắt đầu hình thành.
Hơn nữa, các cơ quan bên trong đang phát triển, bao gồm ống thần kinh, đường tiêu hóa và các cơ quan cảm giác.
5. Tháng thứ 3 của thai kỳ
Trong tháng thứ 3, thai nhi ngày càng cứng cáp hơn, ngón tay, ngón chân bắt đầu rõ rệt, thậm chí có thể cử động ngón tay. Cùng lúc này, cơ quan sinh dục bắt đầu hình thành và phát triển. Bác sĩ cũng có thể nghe nhịp tim thai nhờ thiết bị đo chuyên dụng.
Trong thời gian này, các cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, tiết niệu hoàn thành dần. Đặc biệt, một số mẹ bầu có thể cảm nhận được sự hiện diện của em bé, điều này khiến họ rất vui mừng và xúc động.
6. Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 4
Trong tháng thứ 4, chúng ta gần như có thể xác định được giới tính của thai nhi do bộ phận sinh dục đã phát triển rõ ràng, cùng với sự hoàn thiện của tay và chân. Ngoài ra, mí mắt, lông mi hoặc tóc cũng bắt đầu phát triển.
Đặc biệt, sự phát triển rõ ràng nhất của thai nhi là hệ thần kinh bắt đầu hoạt động, em bé có thể mút ngón tay hoặc ngáp,... Cảm giác sự hiện diện của thai nhi cũng dần trở nên rõ ràng với người mẹ.
7. Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 5
Ở tháng thứ 5, bé đã biết đạp và chuyển động nhiều hơn, đây là khoảnh khắc đáng nhớ cho mẹ bầu. Xung quanh cơ thể bé, lớp lông mọc lên và một lớp gây bảo vệ da cũng bắt đầu hình thành. Những lớp này giúp bảo vệ bé trong bụng mẹ, và khi bé ra đời, chúng sẽ biến mất dần.
Trong thời gian này, sự phát triển của thai nhi diễn ra nhanh chóng, trọng lượng trung bình của em bé là khoảng 300 gram. Với tốc độ phát triển này, bụng của mẹ bầu cũng trở nên lớn hơn đáng kể.
Trong tháng thứ 5, bé sẽ bắt đầu đạp và di chuyển nhiều hơn.
8. Phát triển của thai nhi trong tháng thứ 6
Khi bé phát triển đến tháng thứ 6, cơ thể của bé gần như đã hoàn thiện, đặc biệt là khuôn mặt. Với việc hoàn thiện các chức năng trên cơ thể, bé bắt đầu có thể cảm nhận âm thanh và ánh sáng. Trong thời kỳ này, cha mẹ có thể nói chuyện hoặc phát nhạc để bé thư giãn, và bé sẽ phản ứng bằng một số cử động.
Thỉnh thoảng, thai nhi có thể bị nấc cụt, đây là hiện tượng bình thường và cho thấy bé đang phát triển.
9. Phát triển của thai nhi trong tháng thứ 7
Trong tháng thứ 7, trọng lượng của em bé có thể từ 1kg đến 1,5kg, bé thường chuyển động nhiều trong bụng mẹ và người mẹ có thể cảm nhận rõ ràng. Bé cũng nhạy cảm và phản ứng với âm thanh, ánh sáng nhiều hơn.
Từ tháng thứ 7, mẹ bầu cần đặc biệt cẩn thận vì nguy cơ sinh non rất cao. Mẹ bầu nên chú ý đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
10. Phát triển của thai nhi trong tháng thứ 8
Trong tháng thứ 8, cơ thể của em bé gần như hoàn thiện, chỉ có phổi chưa đầy đủ. Bé càng phát triển, càng có nhiều chuyển động trong bụng mẹ. Khi chuẩn bị sinh, mẹ nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng của bé. Lớp mỡ dưới da tiếp tục phát triển và bé nặng khoảng 2kg.
11. Em bé trong bụng mẹ tháng thứ 9
Tháng cuối cùng của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi đã hoàn thành, phổi và não phát triển nhanh chóng để bé chuẩn bị chào đời. Trọng lượng của em bé cũng tăng mạnh, dao động từ 2,9kg đến 3,5kg. Để chào đời dễ dàng hơn, bé thường úp mặt vào bụng mẹ, đầu ở bên dưới.
Trong tháng cuối, em bé chuyển tư thế để chào đời dễ dàng
Các bậc cha mẹ không khỏi xúc động khi theo dõi sự phát triển của thai nhi. Em bé sẽ có những chuyển động và tín hiệu giao tiếp với cha mẹ. Hy vọng rằng, cha mẹ có thể thu thập được một số kiến thức cơ bản từ bài viết này.