Ngữ điệu là gì? Có quan trọng không?
Một trong các tiêu chí để đánh giá kỹ năng Speaking là Pronunciation. Và ngoài Word stress, Sentence stress, Linking words và Individual sound thì Intonation trong IELTS Speaking là một trong số đó.
Intonation là sự thay đổi về độ cao và thấp của âm thanh khi nói, không chỉ giúp cho câu nói có 'nhạc tính' mà còn thể hiện cảm xúc và giúp người nghe hiểu chính xác hơn ý đồ của người nói.
Do đó, không có gì lạ khi trong IELTS, ngữ pháp đa dạng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tính tự nhiên hoặc tính “Tây” của câu trả lời. Nếu đang nhắm đến band điểm từ 6 trở lên thì chúng ta nhất định không nên bỏ qua Grammar nhé!
Tác hại của việc không ngữ pháp
Nói tiếng Anh mà không có ngữ pháp hoặc “ngang phè” (monotone) không chỉ khiến bạn mất điểm Grammar mà còn vô tình biến bạn trở thành một người không hứng thú với câu hỏi, không sẵn sàng trả lời. Điều này sẽ tạo một ấn tượng không tốt với người đối diện, đặc biệt là giám khảo IELTS.
Hơn nữa, bạn có nhận ra sự khác biệt giữa giọng của “chị Google” và một người thực sự không? Chắc chắn là có, vậy thì sự khác biệt nằm ở đâu? Chính là ngữ pháp! Không có ngữ pháp bạn sẽ nói như một con robot vậy. Bởi vì trong giao tiếp còn nhiều thứ để truyền tải hơn là thông tin và ngữ pháp sẽ quyết định điều đó. Bạn đang vui hay buồn? Bạn đang đùa, mỉa mai hay nói thật? Người nghe sẽ không thể hiểu được nếu không có ngữ pháp.
Tuy nhiên để có được ngữ pháp tốt hơn là hoàn toàn có thể!
Ngữ điệu giúp lời nói của bạn trở nên “màu sắc” hơn
Các loại ngữ điệu chính
Có 3 dạng ngữ điệu chính là falling, rising, và wavering.
1. Falling intonation (giọng đi xuống)
Falling intonation (xuống giọng) được sử dụng cuối câu trần thuật, câu hỏi WH, câu cảm thán, cuối một danh sách hoặc cuối một lựa chọn.
Ví dụ:
I think traveling is very exciting. ↘ (câu trần thuật)
What are you thinking about? ↘ (câu hỏi WH)
What a nice place! ↘ (cuối câu cảm thán)
You have to save money, have a visa, and have an itinerary. ↘ (Cuối một danh sách)
Do you want to eat in or eat out? ↘ (Cuối một lựa chọn)
2. Rising intonation (giọng đi lên cuối câu)
Rising intonation (lên giọng cuối câu) bạn áp dụng cho câu hỏi Yes No, khi chưa nói hết ý, khi chưa kết thúc danh sách hoặc lựa chọn.
Ví dụ:
Can you call me at 5:00? ↗
I bought the book ↗, but I didn’t read it. (chưa nói hết ý)
I need milk ↗, apples ↗, eggs ↗ and sugar. (chưa kết thúc danh sách)
Do you want it hot ↗ or cold? (chưa kết thúc lựa chọn)
3. Intonation thay đổi: ngữ điệu biến đổi
Wavering intonation: ngữ điệu luyến, có thể luyến lên-xuống hoặc xuống-lên trong cùng một âm. Trái với các ngữ điệu được quy định nói trên, dạng ngữ điệu này sẽ không có quy tắc quá cụ thể mà thường sẽ phụ thuộc vào cảm xúc nhiều hơn. Hãy nghe đoạn hội thoại sau đây và đoán xem dạng cảm xúc gì đang được thể hiện nhé:
(bình thường – ngạc nhiên – tức giận – châm biếm – do dự – tò mò)
a. Did you do it?
b. No.
a. No? (↘↗)
b. No!
a. Why not?
b. I don’t know. (↘↗)
a. You don’t know? (↘↗)
b. I don’t know.
a. Oh really? (↗↘)
b. Yeah, really.
Giải đáp:
- Curious (tò mò)
- normal (bình thường)
- very surprised (rất ngạc nhiên)
- angry (giận dữ)
- surprised (ngạc nhiên)
- Hesitant (do dự)
- angry (giận dữ)
- Angry (giận dữ)
- Sarcastic (mỉa mai)
- Angry (giận dữ)
Cách áp dụng ngữ điệu trong IELTS Speaking
Khi bạn phát biểu một ý kiến gì đó, ngữ điệu của bạn phải phù hợp với nội dung đó. Ví dụ:
- Khi trả lời các câu hỏi Part 1, thường chủ đề Personal nhẹ nhàng (sở thích, thói quen…) nên ngữ điệu của bạn nên thoải mái, vui vẻ.
- Với các câu Part 2, thường bạn phải mô tả nhiều tình tiết (VD như kể một câu chuyện) do đó intonation lúc này nên biến hoá linh hoạt theo mạch cảm xúc của bạn.
- Trong Part 3 thường các câu hỏi sẽ mang tính nghiêm túc và yêu cầu bạn lập luận nhiều hơn (tương phản, so sánh, giả định, phân tích…). Do đó, để giúp giám khảo nắm bắt quan điểm của bạn thì bạn nên có ngữ điệu rõ ràng, rành mạch, kết hợp với nhấn nhá ngắt nghỉ đúng chỗ và một nhịp điệu vừa phải.
Khi cần đặt câu hỏi, bạn nên sử dụng ngữ điệu phù hợp.